04/11/2015 09:12 GMT+7

Anh thợ sửa xe truyền nghề miễn phí

KIM ANH
KIM ANH

TT - Anh thợ sửa xe Lê Văn Thái (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã từng nổi tiếng với câu chuyện sửa xe cũ tặng học trò nghèo. Bao năm qua, anh còn giúp cho nhiều thanh niên học nghề miễn phí.

Anh Lê Văn Thái lau chùi chiếc xe đạp chuẩn bị làm quà tặng học trò nghèo - Ảnh: K.Anh

Từ chiếc xe đạp đầu tiên mua của chị ve chai sửa lại nhìn như xe mới mang đến tận nhà tặng cậu học trò nghèo cách đây hơn chục năm, đến nay anh Thái đã tặng hơn 100 chiếc xe cũ thành mới đó cho học sinh nghèo. “Mỗi lần tặng xe tụi nhỏ vui, tôi cũng thấy mình vui theo” - anh Thái bộc bạch.

Nhiều đợt cao điểm vào đầu năm học, anh Thái có thêm người em trai cùng làm nghề với anh giúp sức. Có ngày, hai anh em tranh thủ làm cả đêm để kịp cho ra lò những chiếc xe đạp sơn màu xanh, màu hồng... “Mình không giàu tiền bạc nhưng có công cũng có thể góp một chút” - anh Lê Văn Ngài, em trai anh Thái, chia sẻ.

Nhưng cái quý của anh Thái còn là việc truyền nghề miễn phí. 14 tuổi, anh Thái theo anh trai đang làm công nhân tại TP.HCM để kiếm sống. Tìm nơi học nghề sửa xe nhưng tiệm nào cũng đòi phải có ba chỉ vàng mới cho học nghề. “Anh trai tôi nói vay mượn khoảng một chỉ vàng thì dễ chứ ba chỉ thì khó quá” - Thái nhớ lại. Đến lúc không còn hi vọng thì có một ông chủ tiệm sửa xe ở Q.Tân Bình nhận Thái làm học trò không lấy phí. Ba năm theo ông thầy học nghề là ngần ấy tháng ngày Thái cuốc bộ từ nhà trọ của anh trai đến tiệm 5 - 6km.

Được thầy tận tình hướng dẫn, Thái đã rành nghề, nếu làm thợ tại tiệm của thầy mình anh sẽ được trả tiền công. Nhưng anh nói với thầy để anh làm một năm không nhận công xem như trả ơn thầy đã nhận dạy nghề miễn phí cho mình. Sau một năm làm tạ ơn thầy, nhờ anh trai vay mượn ít vốn, anh mua bộ đồ nghề rồi thuê mặt bằng mở tiệm.

“Ngay từ lúc trở thành người thợ, tôi đã nghĩ trong lòng mai này mình có tiệm riêng thì sẽ truyền nghề lại cho ai muốn học, nếu hoàn cảnh khó khăn tôi cũng không lấy phí bởi mình đã được thầy cho nghề bằng cách như thế” - anh Thái tâm sự.

Làm nghề, anh luôn nhớ lời thầy dạy phải giữ chữ tín. Xe của khách hư cái gì thì sửa cho đến nơi đến chốn, không “vẽ” thêm bệnh để moi tiền của khách. Nhờ vậy khách của anh đã đến sửa một lần sẽ trở thành mối sau này. Nhiều khi họ bị hư xe giữa đường còn thuê xích lô mang xe về tiệm của Thái sửa chứ nhất định không vào tiệm khác. Chữ tín đấy được Thái dạy lại cho những người thợ của mình. Tiệm nhỏ nhưng Thái vẫn dành thời gian nhận dạy nghề cho bạn trẻ khó khăn.

Tính đến nay, Thái đã dạy nghề miễn phí cho hơn chục bạn. Không chỉ được học nghề, hàng tuần anh còn chia mỗi bạn chút đỉnh tiền để chi phí cho nhu cầu cá nhân. “Cái nghề sửa xe lúc nào cũng lấm lem dầu mỡ nên ít người chọn học. Nhưng nếu có nghề, chịu khó làm thì cũng kiếm cơm được. Nếu ai khó khăn muốn học nghề, tôi sẵn sàng nhận dạy miễn phí. Bạn nào quá khó khăn tôi cũng sẽ nuôi ăn. Giúp được một người có nghề cũng là điều tốt” - anh Thái nói.

Anh Lê Văn Thái được tuyên dương gương “Người tốt việc tốt” cấp thành phố năm 2014. Tại địa phương, nhiều năm qua anh cũng được tuyên dương gương “Người tốt việc tốt”, gương tiêu biểu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

KIM ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa đang xem xét bổ sung kinh phí hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ em Làng trẻ em SOS Nha Trang, với kinh phí hơn 1 tỉ đồng.

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Đoàn Thanh niên cả nước vừa có nhiều hoạt động tri ân các cựu thanh niên xung phong - thế hệ những người đào núi, lấp biển cống hiến cho cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước.

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Giữa biến động kinh tế toàn cầu, giá nhà leo thang chóng mặt trong bối cảnh thiếu nhà ở ngày càng nghiêm trọng khiến không ít người trẻ từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà riêng nhưng lại có những bạn trẻ gen Z vẫn quyết tâm sở hữu nhà riêng.

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp

Hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều bạn học sinh dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn học nghề để sớm có việc làm, theo đuổi ước mơ con chữ.

Học nghề để nuôi chữ sau tốt nghiệp

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Có mặt tại chợ vải xã Lục Ngạn (Bắc Ninh) từ 4h30, nhiều du khách choáng ngợp trước hàng ngàn chiếc xe chở vải thiều đỏ rực.

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar