17/02/2014 14:33 GMT+7

Ăn tiết canh: có thể xơi luôn virus cúm gia cầm

MINH MẪN thực hiện
MINH MẪN thực hiện

TTO - Dịch cúm gia cầm đang lan rộng trên cả nước. Một lần nữa, lời cảnh báo cho những "tín đồ" của món tiết canh cần chia tay ngay với món ăn khoái khẩu chứa hàng đống virus, chất độc hại này.

TS.BS Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ - Ảnh: Minh Mẫn

Từ tết Nguyên Đán đến nay, nhiều người phải nhập viện do ăn tiết canh. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã khuyến cáo người dân không nên ăn món ăn này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm đến các quán ăn bán đủ loại tiết canh như lợn, vịt, thỏ, dê, ngan... để ăn. Nguy cơ từ món ăn này đối với sức khỏe, nhất là trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang lây lan hiện nay ra sao, TS.BS Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM nói với Tuổi Trẻ:

“Tiết canh thực ra là máu - gồm các huyết cầu và huyết tương. Tất cả chất dinh dưỡng hấp thu từ đường tiêu hóa đều được đưa vào máu để đi đến các bộ phận trong cơ thể. Vì thế, trong tiết canh có nhiều chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, bên cạnh cái bổ đó, nó còn chứa đựng rất nhiều tác hại cho người ăn”.

* Ông có thể nói rõ hơn về tác hại của món tiết canh?

- Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng máu cũng mang nhiều cái độc hại như: vi trùng, virus, ký sinh trùng, nấm mốc, hóa chất độc haị… Chúng có thể xâm nhập vào vào máu bằng rất nhiều con đường (qua da, đường ăn uống, đường hô hấp, tiêm chích). Ngoài ra, máu cũng chứa tất cả chất độc hại do chính cơ thể thải ra. Chính vì thế, người ăn tiết canh, ăn máu sẽ đồng thời hấp thu tất cả chất bổ và chất độc hại có trong đó.

Ông bà ta đã nói “cái gì thái quá cũng không có lợi”. Một chất bổ dưỡng có thể cần cho người này nhưng người khác lại không. Hay cũng là một chất đó, cơ thể một người hấp thu với một liều lượng nhất định thì có lợi, nhưng nhiều quá lại gây những tác dụng bất lợi.

* Tức là người ăn tiết canh có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh?

- Mỗi chất độc hại có thể gây nên một bệnh khác nhau cho cơ thể con người. Đó có thể là bệnh cấp tính hoặc tích tụ lâu dài gây nên bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch. Vì thế, người ăn tiết canh có thể phải đối diện với nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh khác nhau, nguy hiểm hơn cả là viêm cầu lợn, các chủng cúm gia cầm lây sang người nguy hiểm, nhất là virus cúm gia cầm (H5N1).

* Nhiều người cho rằng, khi ăn tiết canh chỉ cần vắt nhiều canh, ăn nhiều gừng sẽ diệt hết khuẩn có trong máu. Điều này có đúng không thưa TS?

- Hoàn toàn sai lầm! Chanh và gừng rất có lợi cho sức khỏe. Gừng điều hòa đường tiêu hóa, chanh tuy có tác dụng diệt khuẩn nhưng nó không thể nào diệt được hết các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng... Hai thứ trên càng không thể “đụng chạm” được phân tử và hóa chất độc hại có trong tiết canh. Nên ăn tiết canh kèm thêm gừng và chanh chỉ có tác dụng tâm lý là chính, không thể nào phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh được.

Dù có vắt chanh, tắc, bỏ nhiều gừng... vẫn không thể diệt được virus trong món tiết canh

* Nguy cơ là vậy nhưng thực tế ở nhiều nơi, người ăn và người bán tiết canh ngày càng nhiều. Theo ông có nên cấm ăn và cấm bán các loại tiết canh từ động vật?

- Tôi cho rằng, việc cấm người dân ăn tiết canh rất khó. Thực tế có cấm họ ăn ở quán xá thì về nhà cũng tự chế biến để ăn. Chính quyền địa phương cũng không thể nào quản lý được. Vấn đề ở đây là người dân phải biết được tác hại khi ăn tiết canh, biết quý sức khỏe của mình. Ẩm thực Việt Nam có vô số món ngon để thay thế tiết canh. Tội gì vì “đam mê” tiết canh mà phải chuốc bệnh vào người.

Xin nói rõ hơn là tại TP.HCM, UBND thành phố đã có quy định cấm các quán ăn, nhà hàng bán tiết canh vịt, lợn. Người dân hãy nhớ rằng dịch cúm gia cầm đang lưu hành ở Việt Nam với những diễn biến khó lường. Những dịch bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật vẫn thường xuyên đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân. Vì thế, cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, yêu cầu các quán ăn, nhà hàng cần thực hiện nghiêm quy định của thành phố. Đồng thời tuyên truyền người dân không ăn tiết canh, thực phẩm từ gia cầm không rõ nguồn gốc và chưa nấu chín.

* Lời khuyên nào cho người có thói quen ăn tiết canh thưa TS?

- Sức khỏe là vàng! Mọi người cần cân nhắc giữa cái "khoái khẩu" nhất thời với những nguy cơ bệnh tật có thể mắc phải để có quyết định đúng đắn. Theo tôi, tốt nhất là không nên ăn tiết canh.

* Xin cám ơn TS!

MINH MẪN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 bổ sung một số quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trường hợp nào được hoàn trả tiền?

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Hàng tấn heo bệnh được các nghi phạm thu gom, giết mổ trái phép rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Tính đến cuối tháng 6-2025 mới chỉ hơn 200/1.800 bệnh viện chuyển đổi từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar