13/04/2024 16:16 GMT+7

Ăn thịt động vật hoang dã: Nghiệp quả ở đâu?

Nhiều người nhắn tin cho người viết bài này băn khoăn về hai chữ 'nghiệp quả'. Họ cho rằng đây là câu chuyện khoa học, văn hóa, chứ không phải chuyện tâm linh nên không có 'nghiệp quả' nào cả.

Hình ảnh khoe bắt chim hoang dã như thế này có rất nhiều trên mạng

Hình ảnh khoe bắt chim hoang dã như thế này có rất nhiều trên mạng

Đúng rằng đây là câu chuyện khoa học.

Đầu tiên là liên quan vấn đề môi trường và sức khỏe.

Bạn bè tôi ở Úc bảo rằng hồi này họ ít ăn thịt bò, mà chủ yếu ăn thịt kangaroo!

Thế Úc có nuôi kangaroo thịt à? Không, kangaroo hoang dã, chẳng qua nó phát triển dữ quá nên phải bắn bớt để ăn thịt.

Chưa kể, dùng thịt kangaroo thay thịt bò cũng là một cách góp phần bảo vệ môi trường, khi nền công nghiệp nuôi bò phát thải khí CO2 quá nhiều.

Thế nhưng tôi nhớ trước đây Úc từng cảnh báo người dân phải hết sức cẩn thận khi ăn thịt kangaroo khi săn bắn được, vì có người đã nhiễm vi rút lạ cực kỳ nguy hiểm?

Bạn tôi bảo đúng vậy, nhưng thịt kangaroo bán trong siêu thị đều được kiểm tra nghiêm ngặt rồi.

Nói chuyện ở Úc để quay lại Việt Nam ta

Từ chim cho đến thú rừng hoang dã khi bị bẫy được đều đi thẳng lên bàn ăn, chứ làm gì có chuyện kiểm nghiệm. Bởi nó là chuyện vi phạm pháp luật, đố ai dám đem con chim sâm cầm, con nai, chồn… săn bắt được đến cơ quan y tế, thú y nhờ kiểm tra xem nó có an toàn không để tui xơi!?

Mà các loại vi khuẩn, vi rút trong chim, thú hoang dã thì không ai biết được nó có những gì. Ngay đại dịch COVID 19, nhớ lại thì nguồn cơn thì nghi can số một là từ một nơi chuyên bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, Trung Quốc (được xem là từ dơi).

Tóm lại, chỉ có kẻ thiểu năng trí tuệ mới khơi khơi đi ăn chim thú hoang dã khi mà nó không hề qua một khâu kiểm soát nào.

Và câu chuyện ăn chim thú hoang dã cũng là một vấn đề thuộc về văn hóa.

Hồi còn nhỏ, rơi vào những năm tháng đất nước thiếu ăn trầm trọng của thời bao cấp, cũng như bao người khác, tôi cũng đi bẫy chim, bắt thú, đốn cây rừng làm củi.

Ngày ấy, đi tàu lửa ban đêm mới thấy các dãy núi ở miền Trung lúc nào cũng đỏ rực lửa đốt rừng.

Ngày ấy bắt được con chim, con mển là mừng hết lớn và nghĩ ngay đến… một bữa ngon.

Năm 1979 vào TP.HCM, tôi còn nhớ chợ thú rừng ở đường Phạm Viết Chánh (quận 1) đầy nhóc các loại.

Con tê tê cuộn tròn như trái banh để đầy trong các cái lồng sắt, y như người ta bán banh ở khu dụng cụ thể thao trên đường Huyền Trân Công Chúa bây giờ!

Nhưng hiện nay thì có nằm mơ cũng không còn thấy cảnh đó. Thứ nhất là luật pháp đã nghiêm khắc hơn. Thứ hai, kinh tế khá giả hơn.

Đến khi nào những cảnh này mới chấm dứt?

Đến khi nào những cảnh này mới chấm dứt?

Ăn động vật hoang dã có phải vì nghèo?

Tuy nhiên, vài năm trước tôi vẫn tin rằng kinh tế khá hơn thì sẽ chấm dứt nạn săn bắt, ăn thịt chim thú hoang dã.

Bởi, tôi đã gặp những người rất nghèo đi săn bắt, với họ bẫy được con bìm bịp là có 1 triệu đồng; bắt được con hổ mang cũng thế. Khi không còn người nghèo thì chả còn ai săn bắt nữa.

Nhưng không, quan điểm đó sụp đổ khi tôi qua tỉnh Kampot, Campuchia để chụp ảnh sếu đầu đỏ. Dân bên ấy nghèo lắm, nhưng không hề có chuyện săn bắt chim thú hoang dã.

Sau đó, các chuyên gia về chim hoang dã như GS Trần Triết, Nguyễn Hoài Bảo… nói với tôi rằng chuyện này nó nghiêng về văn hóa nhiều hơn.

Chúng ta xui vì trong lịch sử bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc và Pháp nhiều quá. Dân Trung Quốc có cái văn hóa là sính ăn đồ độc lạ, còn mấy ông Tây quý tộc thì ưa thích săn bắn.

Những quốc gia nào ảnh hưởng bởi văn hóa Anh, Ấn Độ thì không có thứ văn hóa xấu xí này.

Nếu thật sự muốn loại bỏ thứ văn hóa xấu xí này, chỉ có một biện pháp hữu hiệu nhất là sự trừng phạt nghiêm khắc của luật pháp.

Tôi không thể hình dung nổi những ông chủ nhà hàng hồn nhiên lên mạng khoe bàn tiệc gồm tiết canh chim, sâm cầm hấp… mà lại chẳng bị gì?

Hay đầy rẫy những tài khoản trên mạng xã hội rao bán chim hoang dã cũng chưa hề có ai bị triệu hồi lên phạt 7,5 triệu!?

Còn chuyện "nghiệp quả", tôi nghĩ rằng nó không phải tâm linh. Chúng ta tàn phá thiên nhiên quá thì giờ bị "nghiệp quật"!

Những hạn mặn, triều cường ngày càng nặng… đều là kết quả của chuyện tàn phá thiên nhiên, săn bắt vô tội vạ dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái. Thế thôi!

Ăn thịt chim hoang dã và thú rừng: Rồi có trả đủ nghiệp quả cho một bữa ăn?

Những chú chim hoang dã bị dốc ngược lên, cột chân trước khi bị mang đi chế biến. Chủ nhà hàng livestream cách hấp dúi rừng Tây Bắc, ăn thịt chim nhồm nhoàm và cười nói vô tư.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar