13/04/2024 06:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ăn thịt chim hoang dã và thú rừng: Rồi có trả đủ nghiệp quả cho một bữa ăn?

Những chú chim hoang dã bị dốc ngược lên, cột chân trước khi bị mang đi chế biến. Chủ nhà hàng livestream cách hấp dúi rừng Tây Bắc, ăn thịt chim nhồm nhoàm và cười nói vô tư.

Vừa ăn chim hoang dã vừa livestream - Ảnh cắt từ livestream

Vừa ăn chim hoang dã vừa livestream - Ảnh cắt từ livestream

Hưởng ứng livestream, các khách hàng bình luận "ngon quá", "xem mà chảy nước miếng"… Đến khi nào con người mới hết "hoang dã", "ăn tạp" và dã man như vậy?

Dưới hai bài viết Đăng công khai clip ăn chim hoang dã lên mạng, gây bức xúc Chim hoang dã bị cột chân, treo ngược cả bầy, rất thương (đều đăng tải trên Tuổi Trẻ Online ngày 12-4), nhiều bạn đọc để lại bình luận lên án hành vi đó, mong pháp luật quan tâm, có biện pháp ngăn chặn.

Một số khán giả còn "mách" một số địa chỉ bán chim hoang dã cũng như "mấy kênh YouTube quay cảnh bắn chim rồi nướng ăn, trữ đông trong tủ lạnh… rất nhiều lượt xem".

Bạn đọc tên Vinh nêu nhận xét: "Trên đời trăm vạn món ngon, ăn uống cái kiểu tàn sát tận diệt, cứ thấy ánh mắt hau háu thèm của bợm nhậu mỗi bận mua chim hoang dã mà tôi rùng mình".

Người quá đông, động vật hoang dã không đủ

Giảng viên Nguyễn Hoài Bảo - bộ môn điểu học, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - nói với Tuổi Trẻ Online, trước đây khi nguồn thực phẩm còn thiếu hụt, nguồn protein từ động vật hoang dã có thể được xem là thực phẩm cần thiết.

Những người dân tộc thiểu số thường săn bẫy số lượng ít, vừa đủ cho nhu cầu của các bản làng nên động vật hoang dã có đủ thời gian để tái sinh một cách bền vững. Con người và thiên nhiên vẫn là một mối quan hệ cộng sinh, gắn kết.

Nay đã khác. Sự kết nối giao thông và văn hóa giữa nông thôn và thành thị dẫn đến việc thương mại hóa sản phẩm từ động vật hoang dã.

Một bộ phận người có tiền cho thưởng thức động vật hoang dã mới chứng tỏ được sự quý tộc và sành điệu của họ. Có cung ắt có cầu, bất chấp những quy định về pháp luật.

Và loài người thì quá đông, còn động vật hoang dã… lại có hạn, ngày càng tận diệt, có loài đã tuyệt chủng.

Tuy nhiên theo anh Hoài Bảo, "nhiều người trong số họ không biết thịt động vật hoang dã không "sạch" như họ tưởng. Chúng mang đầy vi rút và vi khuẩn là mầm bệnh có thể lây lan sang người".

Anh kể có một lần anh chứng kiến các thợ săn miền núi đi rừng (có khi đi trong vài tháng) mang formaline (một loại hóa chất dùng để ướp xác và có khả năng gây ung thư rất cao) để bảo quản những con thú săn được vẫn tươi ngon khi chuyển về các nhà hàng.

"Nghiên cứu của nhóm chúng tôi thực hiện năm 2008-2009 ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy 76% rắn thu ở chợ mang mầm bệnh Salmonella, một số cá thể chim hoang dã bán ở chợ chứa vi rút H5N9 là nguồn gốc có thể chuyển qua H5N1".

Phải chăng, con người "tự nhiên chủ nghĩa" quá?

Một nhà hàng livestream cách hấp dúi rừng Tây Bắc - Ảnh cắt từ livestream

Một nhà hàng livestream cách hấp dúi rừng Tây Bắc - Ảnh cắt từ livestream

Nghiệp quả của một bữa ăn?

Trên đời trăm vạn món ngon, vì sao cứ phải tàn sát, tận diệt như vậy? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời.

Tác giả Michael Pollan có một cuốn sách "suy xét thấu đáo hệ quả đạo đức của thói quen ăn uống của chúng ta" (theo báo The New Yorker) tên là Omnivore's Dilemma được xuất bản ở Việt Nam vài năm trước dưới tựa Việt là Nào tối nay ăn gì - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp.

Trong đó, ông cho rằng cũng như mọi sinh vật khác trên trái đất, loài người tham gia vào một chuỗi thức ăn và vị trí của chúng ta trong chuỗi, hay mạng lưới thức ăn đó sẽ quyết định đáng kể chúng ta là loài sinh vật nào.

"Một số triết gia đã lập luận, chính khẩu vị không có giới hạn của loài người là nguyên nhân của cả sự tàn bạo lẫn văn minh, bởi một sinh vật có thể hình dung ra việc ăn bất cứ thứ gì thì đặc biệt cần tới các nguyên tắc đạo đức, tập quán và lễ nghi. Không chỉ những gì ta ăn mà ngay cả cách ăn sẽ quyết định chúng ta là ai?", sách viết.

Để khảo sát, ông Michael Pollan từng thực hiện một cuộc phiêu lưu để chuẩn bị một bữa ăn (gần như) hoàn toàn từ những nguyên liệu tự săn bắn, hái lượm và trồng trọt như người xưa.

Kết quả, kể trong Nào tối nay ăn gì - Thế lưỡng nan của loài ăn tạp, ông buộc phải đương đầu với một trong những câu hỏi căn bản, nan giải nhất mà loài người ăn tạp phải đối diện: những hệ quả đối với đạo đức và tâm lý con người khi giết, chế biến và ăn thịt một con vật hoang dã là gì?

Liệu chúng ta có "khả năng trả đủ nghiệp quả cho một bữa ăn"?

Săn ‘đặc sản’ thú rừng ăn Tết, coi chừng nguy cơ nhiễm bệnh từ động vật hoang dã

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người săn lùng những loại “đặc sản” từ các núi rừng, phổ biến như tê tê, heo rừng, cầy/chồn, dúi… để “đổi vị” cho những buổi liên hoan, gặp mặt. Thế nhưng những “đặc sản” tưởng chừng an toàn này lại tiềm ẩn nhiều mầm bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar