29/11/2015 09:36 GMT+7

Thức ăn ngon, lành sẽ chinh phục thế giới

LÊ NAM ghi (lenam@tuoitre.com.vn)
LÊ NAM ghi ([email protected])

TT - Trong con mắt của một đầu bếp chuyên nghiệp có hơn 25 năm trong nghề, tôi thấy món ăn Việt Nam là một trong những loại thức ăn ngon trên thế giới.

Du khách nước ngoài thưởng thức món phở tại TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
 

Thức ăn Việt rất cân bằng khi người chế biến dùng rất ít chất béo như dầu mỡ, các loại bột nêm, kem... và dùng nhiều gia vị, các loại rau thơm có tác dụng như bài thuốc.

Cách ăn uống và món ăn của người Việt không làm cho các bạn quá mập, nặng nề mà ngược lại thể trạng người Việt nhìn chung rất khỏe mạnh.

Hãy chuyển tải ý nghĩa ngon, lành trong ẩm thực Việt cho thực khách quốc tế. Một khi đã thử thức ăn Việt, tôi tin họ sẽ bị chinh phục như cả gia đình tôi đã bị “đánh gục” bởi phở, bánh xèo, bánh khọt, bánh cuốn...

Cần nhấn mạnh yếu tố lành trong món ăn Việt

Ông Saju Rajappan -

Ảnh: Lê Nam

Chẳng hạn như món phở. Du khách nước ngoài ở khách sạn chúng tôi rất thích ăn phở trong thực đơn sáng hơn là các món ăn sáng truyền thống của họ: bơ, trứng, bánh mì.

Mùi vị của món phở cũng không quá mạnh đối với du khách nước ngoài, với nước dùng ngọt và béo vừa phải, sợi bánh phở cùng rau thơm làm cho món ăn này trở nên vô cùng hấp dẫn và tạo cảm giác “khỏe mạnh” cho du khách.

Hiện nay, người dùng, đặc biệt là khách nước ngoài, ngày càng quan tâm đến yếu tố sức khỏe, những lợi ích khi ăn món ăn nào, nguyên liệu chế biến có sạch, lành để không bị cao huyết áp, bệnh tim mạch...

Những thông tin về bệnh tật, cách phòng tránh các căn bệnh dễ gây nên bởi đường ăn uống ngày càng phổ biến nên người ta càng quan tâm đến sức khỏe, cách thức ăn uống... Những yếu tố này là lợi thế cho ẩm thực Việt. Nói không ngoa, thức ăn ngon, lành sẽ là yếu tố để ẩm thực VN chinh phục thế giới.

Hơn ba năm sinh sống và làm việc ở VN, tôi đã đi nhiều nơi và từng thử rất nhiều món ăn Việt. Trong đó, gia đình tôi thích ăn phở, chả giò, bánh xèo, bánh khọt nhất. Các món chả giò, bánh xèo, bánh khọt trông rất bắt mắt với màu sắc của bánh, rau, giá, thịt, tôm... và vị rất ngon khi trộn lẫn với nước mắm tỏi ớt.

Mỗi lần trong bếp khách sạn làm các món Việt, tôi cũng thử học cách làm, học cách nêm nếm và lưu giữ riêng cách làm cho mình. Tôi cũng yêu thích và thường xuyên lui tới những quán ăn Việt, mỗi khi có bạn bè đến tôi cũng đãi họ các món ăn Việt và ai cũng thích.

Một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng thế giới từng chia sẻ: “VN nên trở thành nhà bếp của thế giới”. Theo tôi, ông ấy hiểu rằng có quá nhiều lợi thế dành cho ẩm thực VN để thết đãi thế giới. Nhưng dù có lợi thế, món ăn Việt vẫn chưa thể làm được điều này.

Có thể ở vài thành phố lớn trên thế giới đều có nhà hàng Việt, nhưng như thế vẫn chưa đủ, cần phải có nhiều đầu bếp điều hành và mở các nhà hàng Việt nhiều hơn nữa để quảng bá ẩm thực Việt cho thực khách quốc tế.

Ai sẽ quảng bá?

Cách tốt nhất để người nước ngoài biết về ẩm thực là phải cho họ cơ hội thưởng thức khi đến VN. Và hãy cho họ có cơ hội học cách người Việt làm món ăn Việt, đi chợ để thấy sự phong phú của rau, gia vị, thực phẩm Việt.

Chính phủ đóng vai trò quan trọng làm cầu nối để quảng bá món ăn Việt ra thế giới, nhưng từng người, từng tổ chức cũng có thể đóng vai trò như một đại sứ quảng bá ẩm thực Việt. Ngay cả cá nhân bạn cũng có thể làm được bằng việc mời một người nước ngoài thử bữa ăn Việt, mọi người cứ cố làm hết sức trong khả năng của mình sẽ trở thành hiệu ứng tốt.

Trong thời gian cao điểm của du khách quốc tế đến VN, chúng tôi tổ chức các hội chợ ẩm thực và rất ngạc nhiên khi thực khách nước ngoài tỏ ra rất thích thú. Khách sạn chúng tôi cũng thường xuyên gửi ra nước ngoài các đầu bếp giỏi đến các khách sạn lớn trong cùng hệ thống để giao lưu, giới thiệu món ăn Việt trong thời gian ít nhất là hai tuần.

Tháng 9 vừa qua và một tuần trước đây, chúng tôi gửi các đầu bếp giỏi của khách sạn đến khách sạn New World ở Manila (Philippines) để tổ chức các tuần lễ giới thiệu món ăn Việt và phản hồi của du khách quốc tế ở đó là rất tích cực.

Tôi nghĩ cơ quan quản lý du lịch VN nên thường xuyên tổ chức những buổi giới thiệu ẩm thực VN ở các hội chợ du lịch quốc tế. Hãy cùng các đầu bếp giỏi giới thiệu các món ăn Việt cho những công ty tổ chức tour, du khách nước ngoài... bên cạnh những sự kiện văn hóa mà họ từng tổ chức ở nước ngoài.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải nỗ lực cho việc quảng bá và xúc tiến ẩm thực Việt ra nước ngoài. Phải làm sao để những nguyên liệu, gia vị đặc trưng của VN có thể dễ dàng mua ở các siêu thị nước ngoài với chất lượng và mùi vị không khác gì trong nước...

Hãy kể thật hấp dẫn...

Thực khách thưởng thức món ăn Việt cần được cung cấp, kể thêm những truyền thuyết liên quan đến món ăn, nguồn gốc xuất xứ món ăn. Thông thường, khi ăn món lạ ai cũng muốn biết món ăn này xuất xứ ở đâu, các gia vị dùng chế biến món ăn có gì lạ, đặc trưng...?

Chẳng hạn chuyện bánh chưng bánh giầy rất hay và thú vị của các bạn, hãy kể thật hấp dẫn, có màu sắc cổ tích... thì người ăn sẽ cảm thấy ngon hơn.

LÊ NAM ghi ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar