01/04/2015 10:52 GMT+7

Tháng tư, về Đắk Lắk ăn sâu muồng

 HOÀNG MINH SƠN
HOÀNG MINH SƠN

TTO - Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng ba, tháng tư. Bởi khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, những con nhộng muồng đã thoát xác thành bướm bay đi... 

Nhộng sâu muồng rang vàng - Ảnh: H.M.Sơn

Người Ê Đê ở Đăk Lăk có một món ăn rất đặc biệt: sâu muồng. Sâu muồng là loại sâu có ở cây muồng, loại cây được bà con nơi đây trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy, bờ lô để vừa lấy bóng mát vừa  làm trụ cho tiêu leo.

Tháng ba, trong cái nắng chang chang của mùa khô Tây nguyên, từng đàn bướm vàng từ đâu bay đến đậu rợp trên những hàng muồng um tùm. Chúng đẻ trứng ở đấy và chỉ ít ngày sau, trứng nở thành những con sâu bám đầy trên những cành muồng tươi tốt.

Mùa sâu muồng, chỉ cần dạo một lát qua những gốc muồng là có cả tô sâu đầy tú hụ.

Sâu muồng nhỏ, lưng có mầu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn. Sâu ăn lá muồng nên con nào con nấy mập căng. Với người Ê Đê, những người vốn rất gần gũi và am hiểu về thiên nhiên, từ lâu sâu muồng là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Sâu muồng - Ảnh: H.M.Sơn

Cách làm món sâu muồng rất đơn giản. Sâu bắt về, để chừng nửa buổi cho sâu tiêu hết phân trong ruột rồi rửa qua cho sạch. Đợi cho chảo nóng già, phi hành mỡ cho thơm rồi cho sâu vào xào, đảo nhẹ tay để tránh sâu bị giập nát. Nêm một chút muối và bột ngọt cho vừa ăn. 

Nếu muốn, có thể rắc thêm một ít lá chanh thái nhỏ và một vài lát ớt tươi. Nhưng với những người sành ăn thì không cần thêm gia vị gì cả, cứ xào không như vậy mới giữ được hương vị riêng của món này. Khi xào để nhỏ lửa, thấy mình sâu săn lại là được.

Sâu muồng xào, ăn mềm và hơi dai, có vị bùi và ngọt rất đặc trưng. Người chưa quen ăn lúc đầu có phần e dè khi đụng đũa, nhưng nếm xong đũa thứ nhất lại muốn gắp thêm đũa thứ hai, rồi đũa nữa… Bởi khó có thể cưỡng lại vị ngọt ngon của món ăn này.

Sâu muồng xào - Ảnh: H.M.Sơn

Ngoài món sâu muồng còn có món nhộng sâu muồng. Nhộng sâu muồng là do những con sâu già lột xác hóa thành, nằm im trong tán lá xanh. Nhộng có hình thoi, nhỏ hơn đầu đũa một chút, màu xanh như cốm non, nhìn loáng qua trông như những hạt ngọc của chuỗi vòng ngọc thạch. 

Nhộng sâu muồng có thể luộc chấm muối tiêu nhưng ngon nhất vẫn là nhộng rang mỡ. Nhộng sâu muồng rang chín có màu vàng ươm, thơm như châu chấu rang, vỏ ngoài giòn giòn, ăn ngậy, béo và bùi. Có người bảo nhộng sâu muồng ăn giống như nhộng tằm nhưng thơm hơn và không ngấy.

Bà con người Ê Đê, bằng kinh nghiệm sống của mình cho biết món sâu muồng, nhộng muồng không chỉ ngon miệng mà còn có khả năng phòng chống bệnh sốt rét. Còn với cánh mày râu thì đây vừa là món nhậu khoái khẩu vừa như vị thuốc bổ thận tráng dương.

Bởi vậy, sâu muồng, nhộng sâu muồng vốn chỉ là món ăn dân dã của người Ê Đê bây giờ trở thành đặc sản của đất Tây Nguyên, được nhiều người ưa chuộng.

Nhộng sâu muồng - Ảnh: H.M.Sơn

Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng ba, tháng tư.

Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, những con nhộng muồng thoát xác thành bướm bay đi. Nhưng hương vị của món sâu muồng, nhộng muồng thì ai đã nếm qua một lần sẽ khó mà quên được...

HOÀNG MINH SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar