19/04/2016 17:53 GMT+7

Lạ miệng với rau đắng cảy

NGUYỄN THẾ LƯỢNG
NGUYỄN THẾ LƯỢNG

TTO - Ở vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ), từ bao đời nay, mỗi khi tiết trời vào xuân người dân lại lên rừng hái lộc non về ăn. Đó là rau đắng cảy, món ăn đậm đà dư vị từ núi rừng.

Món rau đắng cảy xào trứng gà đậm đà bổ dưỡng - Ảnh: N.T.Lượng

Rau đắng cảy là loại rau dại mọc nhiều trên rừng và núi cao. Người dân nơi đây từ lâu đã biết hái lộc đắng cảy về ăn và dần thành “nghiện” món rau rừng này.

Có dịp đến vùng trung du Phú Thọ, bạn hãy nhớ thưởng thức món rau đắng cảy để cảm nhận được vị ngon của rau rừng hiếm có này.

Rau đắng cảy thân nhỏ, cành khẳng khiu, lá màu xanh ngắt. Điều đặc biệt là nếu lá đắng cảy có vị đắng thì rễ lại có vị ngọt mát. Vì thế, người ta thường lên núi đào lấy rễ về băm nhỏ, phơi khô và sao vàng để hãm nước uống như một vị thuốc quý. 

Theo dân gian, đắng cảy bổ dưỡng và có lợi cho máu, huyết áp.

Vào tháng giêng, tháng hai, mưa xuân lất phất, khí hậu ấm áp, đắng cảy ra lộc non. Ở khắp thân cành, những búp non mọc chi chít, mỡ màng. Đó là thời điểm rau ngon nhất và chỉ đợi đến lúc ấy, người dân rủ nhau lên núi hái lộc non đắng cảy về chế biến.

Những chú bé chăn trâu ven rừng, buổi chiều về, vắt vẻo trên lưng trâu, trong túi cũng nhét những đọt rau đắng cảy tươi non.

Mớ rau đắng cảy non mướt, dù cả năm chỉ được thưởng thức một bữa thôi, cũng thấy thỏa lòng.

Đắng cảy là loài rau dại mọc trên núi cao - Ảnh: N.T.Lượng
Lá đắng cảy đã già sẽ dùng để chế biến món canh - Ảnh: N.T.Lượng

Rau đắng cảy hái về phải ăn ngay mới ngon và giòn. Có thể chế biến thành nhiều món, mỗi món đều để lại dư vị đậm đà. Rau đắng cảy xào trứng gà, luộc chấm với muối vừng, muối lạc, hấp trong nồi cơm hoặc lam trong ống nứa, lá già băm nhỏ nấu canh dùng để giải cảm rất tốt…

Khi thưởng thức, đắng cảy có vị bùi bùi, ngăm ngăm đắng. Theo kinh nghiệm, muốn có những đọt rau đắng cảy tươi ngon, người dân phải lên núi hái vào tiết trời ấm áp.

Là một món ăn dân dã trong bữa cơm thường ngày, nhưng trong mâm cỗ, nếu có đĩa đắng cảy thì càng đáng quý bởi đây còn là món ăn được người dân Hạ Hòa chế biến thết đãi khách đến thăm nhà.

Hiếm lắm mới được thưởng thức món ăn núi rừng này. 

Món canh rau đắng cảy là vị thuốc để giải cảm - Ảnh: N.T.Lượng
Món rau đắng cảy luộc có vị bùi bùi - Ảnh: N.T.Lượng
NGUYỄN THẾ LƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar