26/05/2016 19:20 GMT+7

Đầu hè “săn” nhộng ve sầu

HOÀNG HÂN
HOÀNG HÂN

TTO - Mùa hạ ngấp nghé đến cũng là lúc chúng tôi háo hức lên lịch cho một cuộc “săn” nhộng ve sầu, món ăn nghe có vẻ lạ nhưng cực gần gũi với những ai đã trải qua một thời tuổi thơ “dữ dội”.

Đĩa ve sầu rang vàng ruộm hấp dẫn - Ảnh: Hoàng Hân

Những cơn mùa đầu hạ vừa đổ xuống, tiếng ve râm ran báo hiệu mùa hè về, chúng tôi - những người con sinh ra ở miền núi Bắc Giang - lại háo hức hẹn nhau thu xếp đi bắt nhộng ve sầu để tìm lại những khoảnh khắc, những ký ức một thời chăn trâu, cắt cỏ.

Còn nhớ hồi đó cứ sau vài cơn mưa đầu hạ, nhộng ve không biết ở đâu bám đầy lấy các ngọn cây. Sau này lớn hơn mới biết ve sầu đực khi giao cấu xong thì chết, con cái đẻ trứng ở dưới vỏ cây hoặc khe đá. Trứng nở thành ấu trùng, sống dưới đất, sau đó bò lên, bám vào gốc cây gọi là nhộng ve.

Săn nhộng ve sầu không đơn giản và còn phải kiên nhẫn vì nhộng ve lột có thời điểm. Phải đi buổi tối hoặc lúc gần sáng và chuẩn bị sẵn đèn pin thật sáng, một chiếc que dài trên đầu có dính ít nhựa cây.

Trời vừa tối, chúng tôi hò nhau vừa đi vừa rọi đèn. Trên các hàng cây to bên đường, theo kinh nghiệm, chỉ cần soi cách mặt đất vài chục centimet để bắt những chú nhộng chưa kịp lột xác vì loại này ăn ngon nhất. 

Mùa bắt ve sầu rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài một hai tuần. Và chỉ sau vài ngày nhộng ve đã có đủ lông cánh bay đi. Nghĩa chỉ cần nhộng hơi già, bắt đầu có lông cánh thì không thể ăn được nữa.

Sau một buổi tối đi quần khắp các gốc cây tre, các cây to trong làng, lắm khi bị kiến cắn, gai tre cào rách quần, rách áo... thể nào chúng tôi cũng thu được một ống lon nhộng ve. Như vậy đã được xem là thành công lắm rồi.

Nhộng ve sau khi làm sạch - Ảnh: Hoàng Hân

Ve sầu sau khi bắt về ngâm nước muối 20 - 30 phút, sau đó nhặt bỏ cánh, trần qua nước sôi một lần rồi rửa sạch, sau đó mới đem chiên.

Chảo đặt lên bếp, để dầu thật nóng mới đổ nhộng ve vào, cho mắm muối, tiêu bột vào đảo đều tay tầm 15 phút sau đó cho ít lá chanh vào đảo cho dậy mùi. Đổ ra đĩa, những chú nhộng ve căng tròn, vàng ươm đậy mùi lá chanh thật hấp dẫn.

Là món ăn đặc sản dân dã nhưng cũng khá kén người ăn, nên nếu ai từng thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi món ăn đặc sản này. Đưa nhộng ve vàng óng vào miệng, nhai kỹ sẽ cảm nhận vị ngon, thơm, đậm đà và bùi béo. 

Do nhộng ve nở rất nhanh, chỉ có một vài tuần trong năm nên muốn thưởng thức thứ đặc sản dân dã này, bạn phải chuẩn bị ngay thôi, thử khám phá thú vui đi soi ve và thưởng thức món ăn dân dã này.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, ve còn có giá trị dược liệu rất cao. Theo y học hiện đại, ve sữa chứa một số lượng lớn chitin, được dùng như một loại thuốc chống lão hóa, chống ung thư và là thực phẩm tăng lực.

Ngoài ra, chitin còn giúp mạnh gan, điều hòa huyết áp, giảm đau, cầm máu, khử trùng, cải thiện bệnh tiểu đường, nâng cao vai trò của tiêu hóa, thậm chí có thể sử dụng làm da nhân tạo, dây chằng nhân tạo và các nguyên liệu khác…

Tuy nhiên do nhiều người ăn nhộng ve bị ngộ độc, nên khuyến cáo chỉ lên bắt ve cách mặt đất vào chục centimet, tránh bắt ve đào dưới đất, có thể bị nhiễm nấm, hoặc các vùng không ảnh hưởng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

                                                 

HOÀNG HÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar