08/11/2016 20:08 GMT+7

Chuyện mì 2 con tôm ở Villejuif

THỦY OCG
THỦY OCG

TTO - Trước khi lên đường sang Paris, hỏi bạn muốn mang quà gì, câu trả lời mới nghe có lẽ khiến nhiều người giật mình: “mì tôm”. Mà là “mì tôm gói giấy Miliket, 2 tôm không còn thì cũng phải... loại 4 tôm”!

Hành trình mì 4 tôm từ Hà Nội... - Ảnh: Thủy OCG

1. Vào siêu thị lớn nhất nhì Hà Nội, hỏi mua mì tôm gói giấy Miliket 4 tôm không có.

Nhân viên siêu thị bảo mì này giờ người tiêu dùng không chuộng. Ý là chất lượng không cao, bao bì không hấp dẫn, chỉ có các nhà hàng lẩu bình dân mới hay dùng, ra ngoài các cửa hàng tìm thì may ra có.

Y rằng phải đi mấy đại lý mới tìm được đúng chủng loại mì 4 tôm gói giấy màu ximăng họa tiết đỏ, đóng cả chục gói vào balô hành lý cùng chè Thái Nguyên, rượu táo mèo, trâu Điện Biên, bánh trung thu, kẹo dồi, kẹo lạc, mứt gừng, ô mai sấu.

Tính ra, toàn đồ ẩm thực phong vị “chuẩn” Việt Nam, thứ mà những đứa con xa Tổ quốc khi nhìn thấy hoặc ăn uống, hẳn có chút xao động trong lòng như thể quê hương đang ở bên.

2. Bạn thuê một căn hộ nhỏ ở vùng ngoại ô phía nam Villejuif, cách Paris hoa lệ khoảng 7km, giao thông thuận lợi. Cứ lên tàu điện số 7 hướng Villejuif Louis Aragon, đến ga cuối cùng bắt xe buýt số 286 đến trạm Rue de Bicetre thì xuống, đi bộ thêm năm phút là về đến nhà.

Xe buýt chạy đều quãng 15 phút/lần, chuyến cuối cùng lúc nửa đêm, vẫn kịp sau một hành trình dài của hai đứa từ sân bay giá rẻ Beauvais-Tillé về thủ đô rồi lên metro đổi tàu thêm một lần nữa.

Tàu số 7 đêm ấy rất náo nhiệt bởi có một nhóm thanh niên mới đi xem đá bóng về, lên tàu hát đồng ca inh ỏi, họ vui nhộn tới mức các hành khách xung quanh ai cũng phải mỉm cười.

Bạn bảo cái tên Villejuif được phỏng đoán nghĩa là “vùng đất của người Do Thái” mặc dù lịch sử không có liên quan gì đến người Do Thái. Một giả thuyết mới hơn cho rằng cái tên này bắt nguồn từ “Villa Judea” với hàm nghĩa “bất động sản của Juvius hoặc Juveus”, một chủ đất người Gallo Roman.

Phần lớn người Pháp tôi gặp trên các phương tiện giao thông công cộng hướng về hoặc xuất phát từ Villejuif là người da màu, rất ít dân da trắng. Đôi khi gặp cả người Việt Nam, và thường thì những người đồng hương luôn tỏ ra rất vui mừng khi gặp du khách người Việt trên đất Pháp.

Cuốc bộ một đoạn ngắn từ bến xe buýt về nhà lúc nửa đêm, đường vắng tanh không một bóng người, chỉ có tiếng bánh vali kêu lộc cộc trên vỉa hè lát đá.

Bất chợt tiếng động cơ ôtô gầm lên, một chiếc xe chạy vụt qua, cửa kính mở, nhạc kêu ầm ĩ, phanh gấp khiến bánh xe rít lên xiết trên mặt đường trước khi rẽ vào một khu nhà cao tầng mở sẵn cổng.

Bạn khẽ lắc đầu bảo dân Pháp gốc Phi ở khu vực này khá đông, và thường xuyên hành xử một mình một kiểu như thế. Nói rồi giục đi nhanh về nhà không đói quá rồi.

Chuyến tàu đêm vui vẻ - Ảnh: Thủy OCG
Một góc Villejuif nhìn từ bancông nhà bạn - Ảnh: Thủy OCG
Căn nhà với ống khói điển hình của Paris - Ảnh: Thủy OCG
Phía sau ga Villejuif Louis Aragon - Ảnh: Thủy OCG

3. Sau cả chục ngày vắng nhà, việc mở tủ lạnh ra rỗng không là điều khó tránh. Hơn thế, ngày nào cũng pizza, mì Ý, bánh ngọt Pháp nên giờ là đến hồi thèm bát cơm nhà. Còn món gì hợp lý hơn lúc nửa đêm này nếu không phải là mì tôm?

Bạn bật bếp, tìm trong tủ lạnh mấy cọng hành, ngò tây, cần tây, thêm một thìa tương đậu tằm vốn hay dùng để nấu đậu Tứ Xuyên. Con trai mà khéo tay, làm cứ gọi là nhanh thoăn thoắt.

Mì không người lái, nghĩa là thịt chả có, trứng cũng không, khác gì những hồi nửa đêm học ôn thi đói bụng trong ký túc xá, cứ bát mì tôm úp mà lũ bạn trong phòng tranh nhau xin ăn.

Ký ức mì tôm theo đó ùa về. Phòng 10 người, thỉnh thoảng có tiệc đêm, xục cả xô nước nóng để ngâm mì tôm cân ăn cho đã. Sinh viên tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu, nửa đêm ôn thi đói vạc mặt, nên mỗi đứa cứ gọi là ăn luôn hai bánh để lấy sức học thông đêm.

Đứa nào sang thì có mì đóng gói, vỏ màu bao ximăng, chính là cái loại có họa tiết quảng cáo 2 con tôm mà giờ sau 10 năm đã được nâng cấp thành 4 con tôm trên bếp của bạn ở Villejuif kia.

Ra trường đi làm, dễ đến cả năm không ăn mì tôm, một phần vì cuộc sống khá hơn, một phần vì cũng biết mì tôm không phải là thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Nhưng với nhiều người, mì tôm là ký ức không bao giờ quên của một thời sinh viên thiếu thốn vật chất nhưng dư dả niềm vui và những trò đùa cợt.

Như một bức mành treo nối bằng gần trăm chiếc thìa nhôm treo lủng lẳng như chuông gió trên cửa bancông. Như bọn con trai tầng trên khó ngủ rủ nhau chạy huỳnh huỵch cho bọn con gái tầng dưới bực mình chơi.

Như chị bán bánh rán rao hàng giữa trưa hè oi ả bị gọi giật lại và bảo “Rao bé thôi cho người ta còn ngủ” vì làm gì có tiền trong khi miệng đang rớt dãi vì thèm.

Mì tôm ở Paris - Ảnh: Thủy OCG

3. Chuyện nọ xọ chuyện kia, trong khi mùi mì tôm với ngò tây đã thơm phức cả gian bếp nhỏ. Nhớ ra miếng thịt trâu khô Điện Biên và chai rượu táo mèo vừa mang từ Việt Nam qua, bạn bèn mang ra góp vị cho bữa nửa khuya ngả sáng.

Thêm mấy lát củ cải đỏ muối chua ăn kèm, hợp lý đến không thể chuẩn hơn.

Chẳng biết vì đói và thèm món Việt sau một hành trình dài, hay vì món mì tôm gợi nhớ ký ức sinh viên hay cảm động vì đồ ăn do bạn trai đứng bếp, mà đó hẳn sẽ mãi là một bát mì tôm đáng nhớ nhất trên hành trình xê dịch, ở Villejuif cách Paris tráng lệ chả bao xa...

THỦY OCG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar