01/06/2023 16:56 GMT+7

Ai ủng hộ, ai do dự để Ukraine vào NATO?

Ngoại trưởng các nước thành viên NATO tiếp tục tìm cách thu hẹp khác biệt về việc Ukraine gia nhập liên minh, và đảm bảo an ninh cho Kiev sau xung đột trong cuộc họp ngày 1-6 tại Oslo (Na Uy).

Ai ủng hộ, ai do dự để Ukraine vào NATO? - Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO, ngoại trưởng các nước thành viên NATO và Thụy Điển tại cuộc họp ở Na Uy ngày 1-6 - Ảnh: AFP

"Tương lai của chúng tôi là ở châu Âu. Chúng tôi đã sẵn sàng gia nhập NATO" - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi thông điệp vào ngày 1-6, khi ngoại trưởng các nước trong liên minh gặp nhau tại thủ đô Oslo của Na Uy.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào đầu năm ngoái đã đặt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào thế báo động. Dù vậy, đến nay các thành viên của liên minh vẫn chia rẽ về việc kết nạp Kiev.

Các thành viên NATO ở khu vực Đông Âu ủng hộ Ukraine đã kêu gọi liên minh đưa ra "thông điệp rõ ràng" về việc này tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 7-2023. 

Ngoại trưởng Lithuania, ông Gabrielius Landsbergis, nói rằng đã đến lúc NATO trả lời chắc chắn về việc kết nạp Ukraine, trong khi ngoại trưởng Tây Ban Nha cũng cho biết Kiev cần một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ về chính trị.

Tuy nhiên, Hãng tin AFP dẫn nguồn các nhà ngoại giao trong liên minh cho biết thành viên quan trọng là Mỹ vẫn còn lưỡng lự. Washington đến nay vẫn hứa rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO vào... "một ngày nào đó".

Trong khi đó, quốc gia hàng đầu châu Âu là Đức tuyên bố NATO luôn rộng cửa chào đón các thành viên mới nhưng không thể kết nạp một nước đang có chiến tranh.

Nếu gia nhập NATO, Ukraine sẽ được bảo vệ bởi điều khoản phòng thủ tập thể của liên minh, theo đó tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ nếu Kiev bị tấn công.

Ngoài ra, một lựa chọn đang được cân nhắc là các nước sẽ đảm bảo an ninh cho Ukraine trước khi nước này trở thành thành viên đầy đủ của NATO.

"Chúng ta cần đảm bảo rằng lịch sử không lặp lại, rằng Nga thật sự ngừng kiểu hành động gây hấn đối với Ukraine. Vì vậy, chúng ta cần phải có sẵn các khuôn khổ để đảm bảo an ninh cho Ukraine sau khi chiến tranh kết thúc", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra đề xuất.

Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cũng kêu gọi NATO suy nghĩ về những đảm bảo an ninh có thể trao cho Ukraine. Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng ủng hộ "những đảm bảo an ninh hữu hình và đáng tin cậy" cho Ukraine.

Tổng thống Lithuania, ông Gitanas Nauseda cho rằng NATO nên "đền bù" cho Ukraine nếu không kết nạp nước này. "Ukraine cần biết điều gì tiếp theo sau khi chiến tranh kết thúc", ông Nauseda nói.

"Chúng ta phải đảm bảo mạnh mẽ về quốc phòng cho Ukraine", Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna tuyên bố.

Theo AFP, ông Stoltenberg đang thúc đẩy cơ chế hỗ trợ 530 triệu USD mỗi năm trong một thập kỷ để Ukraine phát triển quân sự theo tiêu chuẩn của châu Âu. Đến nay, châu Âu đã gửi số vũ khí trị giá hàng chục tỉ USD cho Kiev.

NATO đảm bảo vị trí cho Ukraine

Tương lai của Ukraine nằm trong NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh trong chuyến thăm đầu tiên tới nước này kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2-2022.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar