06/07/2023 09:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ai sẽ là tân thủ tướng Thái Lan?

Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo Đảng Tiến bước (MFP), dù đã chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua nhưng vẫn đang đứng trước nhiều sóng gió trong lộ trình tìm đến chiếc ghế thủ tướng Thái Lan.

Nguồn: Bloomberg, BBC, AFP - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: TUẤN ANH

Nguồn: Bloomberg, BBC, AFP - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: TUẤN ANH

Ngày 5-7, tân Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha thông báo Quốc hội nước này sẽ bỏ phiếu bầu thủ tướng mới vào ngày 13-7.

Có thể bầu thủ tướng nhiều lần

Theo Hãng tin AP, hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Pita Limjaroenrat sẽ là thủ tướng Thái Lan. Hiện liên minh 8 đảng do MFP lãnh đạo đang có 312 trong số 500 thành viên Hạ viện. Tuy nhiên, ông Pita cần ít nhất 376 phiếu bầu để trở thành thủ tướng.

Tân Chủ tịch Hạ viện Wan Muhamad Noor Matha - lãnh đạo Đảng Prachachat nằm trong liên minh 8 đảng - cho biết liên minh sẽ ủng hộ ông Pita, nhưng nếu ông ấy không nhận được đa số phiếu bầu từ lưỡng viện thì việc đề cử ông Pita có thể lặp lại vài lần, nhưng ông không chắc có thể lặp lại bao nhiêu lần.

Chiến thắng của MFP hồi tháng 5 đã gây bất ngờ với giới cầm quyền Thái Lan. Một số thượng nghị sĩ đã phản đối ông Pita Limjaroenrat (42 tuổi) - chính khách, doanh nhân và là cựu sinh viên Đại học Harvard.

Năm 2014, ông Prayut Chan-o-cha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của quân đội, lật đổ chính quyền của thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ông chính thức được bầu làm thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2019.

Theo báo Washington Post, nhiều cử tri Thái Lan không hài lòng với sự cầm quyền trong những năm qua của quân đội và muốn có sự thay đổi. Kết quả bầu cử vừa qua cho thấy Đảng MFP nhận được nhiều ủng hộ của người dân Thái.

Những rắc rối chính

Nhưng chính những điều khiến MFP được nhiều cử tri yêu thích lại làm cho các nhân vật bảo thủ theo chủ nghĩa bảo hoàng lo lắng. Bởi lẽ MFP cam kết cải cách nhiều thể chế vốn giữ quyền lực và ảnh hưởng theo hiến pháp được viết dưới thời chính quyền ông Prayut. Đặc biệt, nhiều nhân vật bảo thủ lo ngại về cam kết sửa đổi luật khi quân của MFP.

Ngoài ra, MFP có thể sẽ gặp rắc rối do những căng thẳng giữa đảng này và đối tác lớn nhất - Đảng Pheu Thai - trong liên minh 8 đảng. Mới đây, MFP và Pheu Thai đã tranh cãi về việc ai sẽ giữ chức chủ tịch Hạ viện Thái Lan. Cuối cùng hai bên đã thỏa hiệp, đồng ý đề cử ông Wan Muhamad Noor Matha làm chủ tịch Hạ viện, còn với MFP và Pheu Thai, mỗi bên sẽ có một phó chủ tịch.

Ông Attachak Sattayanurak, giáo sư lịch sử tại Đại học Chiang Mai (Thái Lan), cho rằng việc thiếu niềm tin giữa MFP và Pheu Thai có thể là mối đe dọa lớn nhất với chức thủ tướng của ông Pita.

Ông giải thích các nhà lãnh đạo Pheu Thai không muốn bị cho là nhượng bộ quá nhiều với MFP. Tuy nhiên, giáo sư lịch sử này cảnh báo nếu Pheu Thai không cho thấy được sự đoàn kết "không thể phá vỡ" với MFP, điều đó sẽ làm suy giảm sức mạnh của liên minh và khiến các thượng nghị sĩ cũng như các đồng minh bảo thủ "có thêm cơ sở để không chọn ông Pita".

* Pravit Rojanaphruk (người Thái Lan, phóng viên báo Khaosod):

Tôi mong Thái Lan sớm chọn được thủ tướng

Phóng viên Pravit Rojanaphruk

Nhìn vào bức tranh chính trị hiện tại, giới phân tích cũng như dư luận Thái Lan dự đoán trong cuộc bầu thủ tướng ngày 13-7, nhiều khả năng ông Pita Limjaroenrat không nhận được đủ số phiếu cần thiết (tức 376 phiếu).

Liên minh của ông Pita đang có 312 ghế. Để là thủ tướng, ông cần có thêm sự ủng hộ của 64 nghị sĩ. Con số này hoặc đến từ lá phiếu của các đảng khác ngoài liên minh hoặc từ thượng viện.

Khả năng nghị sĩ đảng khác bỏ phiếu cho ông Pita được đoán là rất ít, vì họ không có lợi ích chính trị từ đó. Mong đợi hợp lý là ông Pita sẽ nhận được từ 5 - 10 phiếu của nhóm này.

Ông sẽ phải tìm thêm 55 phiếu còn lại từ các thượng nghị sĩ được bổ nhiệm dưới thời cầm quyền của quân đội. Hiện mới có khoảng 20 thượng nghị sĩ công khai tuyên bố sẽ bầu ông. Khả năng Thái Lan có thể chọn được thủ tướng ngay trong lần bỏ phiếu đầu tiên là rất không chắc chắn.

Theo tân chủ tịch Hạ viện Thái Lan, có khả năng sẽ phải bỏ phiếu vòng 2, vòng 3 với ông Pita. Giả sử sau 3 hoặc 5 vòng mà ông Pita vẫn không thành công, Đảng Pheu Thai, đảng có nhiều ghế thứ hai trong liên minh, có thể yêu cầu ông Pita đứng sang một bên để ứng viên của họ được đứng tên trong phiếu bầu thủ tướng.

Trong tình huống này, ứng cử viên trung dung nhất của Pheu Thai là ông Paetongtarn, Srettha Thavisin có thể được đề cử chứ không phải bà Paetongtarn Shinawatra - con gái ông Thaksin Shinawatra.

Tình huống cực đoan không ai muốn sẽ xảy ra là nhóm thượng nghị sĩ sẽ không ủng hộ ứng viên thủ tướng của cả MFP lẫn Pheu Thai trong mọi cuộc bỏ phiếu để kéo dài thời gian.

Nếu thế họ sẽ câu giờ được 10 tháng và ông Prayut Chan-o-cha sẽ vẫn nắm quyền thêm 10 tháng nữa. Khả năng này không cao vì không hợp lòng dân, sẽ gây bất ổn sâu rộng trong khi Thái Lan rất cần sớm ổn định để phát triển. Càng kéo dài tình trạng không có thủ tướng sẽ càng bất lợi cho Thái Lan.

Cũng có khả năng sau nhiều lần bầu thủ tướng bất thành, Pheu Thai sẽ rời liên minh với MFP và lập liên minh với những đảng thân quân đội. Pheu Thai chưa nói về khả năng này vì cử tri Thái không ủng hộ sự hợp tác đó. Nếu nó xảy ra, Pheu Thai cũng sẽ phải trả giá về chính trị.

HỒNG VÂN ghi

Thái Lan ấn định ngày chọn thủ tướng, ông Pita không phải ứng viên duy nhất

Thái Lan ấn định cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng sẽ diễn ra vào ngày 13-7. Chủ tịch Hạ viện nước này đã cảnh báo Quốc hội sẽ bỏ phiếu liên tục đến khi xác định người chiến thắng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Ngày 7-7 Tổng thống Trump nói có thể linh hoạt trong đàm phán thương mại với các quốc gia dù đe dọa áp thuế từ 1-8.

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine dù trước đó Nhà Trắng tạm hoãn chuyển giao một số vũ khí.

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Hội nghị BRICS tại Brazil thể hiện nỗ lực của nước chủ nhà thúc đẩy phát triển công bằng, bao trùm và củng cố chủ nghĩa đa phương.

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo

Sau trận lũ quét kinh hoàng tại bang Texas, những thách thức trong việc dự báo thời tiết cực đoan lại trở thành vấn đề tâm điểm.

Lũ quét ở Texas và bài toán dự báo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar