19/09/2011 07:34 GMT+7

Ai lắng nghe phụ huynh nghèo?

LƯU TRANG
LƯU TRANG

TT - Năm học 2010-2011, tổng kinh phí đóng góp của ban đại diện (BĐD) cha mẹ học sinh toàn TP.HCM là hơn 200 tỉ đồng, tương đương 5,4% so với tổng ngân sách đầu tư cho giáo dục của thành phố (3.700 tỉ đồng).

Nhiều trường huy động được trên dưới 1 tỉ đồng như THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Nguyễn Khuyến, THPT Hùng Vương, THPT Marie Curie... Phòng GD-ĐT quận Tân Bình huy động 14,7 tỉ đồng, Gò Vấp 14,2 tỉ đồng, Bình Thạnh 10,5 tỉ đồng... vào quỹ BĐD cha mẹ học sinh. Những con số thống kê đó được đưa ra trong hội nghị BĐD cha mẹ học sinh năm học 2011-2012 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 18-9.

Thực tế, thời gian qua BĐD cha mẹ học sinh nhiều trường đã thực hiện cho các trường rất nhiều công trình... Ngoài ra còn có những đóng góp đôi khi không thể hiện qua báo cáo thu, chi. Thiếu những đóng góp đó, nói như một hiệu trưởng trường tiểu học ở Q.4, “nhà trường như bó chân bó tay, muốn làm mà không đủ sức”. Đó là sức mạnh của xã hội hóa giáo dục.

Để có những con số ấn tượng và những công trình như trên, đòi hỏi những người được bầu vào BĐD cha mẹ học sinh phải thật sự là những người có năng lực, có khả năng tài chính vững vàng và phải có “nghệ thuật”.

Họ không chỉ hô hào mà phải đóng góp đầu tiên, đóng góp nhiều hơn và bỏ ra nhiều công sức hơn để có được sự đồng tình chung. Do vậy, không tránh khỏi mâu thuẫn giữa những người có tài chính khá vững và những phụ huynh nghèo khó, còn chạy ăn từng bữa, khi mà 600.000 đồng để lắp máy chiếu hay máy lạnh đối với họ là một số tiền quá sức. Họ có thể không đóng vì nguyên tắc của quỹ phụ huynh là tự nguyện.

Chúng tôi từng chứng kiến một vị trưởng hội phụ huynh tuyên bố: “Chúng tôi lắp máy lạnh cũng vì sức khỏe của con em các anh chị. Nếu ai cảm thấy con mình không đóng tiền mà vẫn học ké được thì tùy, chúng tôi sẵn sàng bù tiền vào”.

Cái tâm lý sợ số đông, sợ lạc loài đã khiến không ít phụ huynh phải cắn răng đóng quỹ. Nói là “tự nguyện” nhưng muốn mau chóng hoàn thành chỉ tiêu đề ra, nhiều BĐD đã chia tiền theo kiểu bình quân và thông báo hạn đóng tiền khiến có phụ huynh trốn họp, né cô giáo chủ nhiệm suốt thời gian dài.

Và còn những hệ lụy khác khi những đứa trẻ đến trường cảm thấy tự hào vì ba mẹ mình luôn được tuyên dương là mạnh thường quân, còn những đứa trẻ khác xấu hổ vì ba mẹ mình không có tên trong danh sách phụ huynh đã năng nổ đóng góp được dán đầy đủ trên bảng thông báo ở sân trường. Việc báo công, khen thưởng những BĐD mạnh vô hình trung bắt đầu thấp thoáng bóng dáng của bệnh thành tích...

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn đề nghị: “BĐD cần hết sức quan tâm, lắng nghe ý kiến từng phụ huynh, tránh áp đặt, bỏ qua những bức xúc của phụ huynh”. Song song đó, cơ quan chức năng cũng cần giám sát chặt hơn, xử lý tiêu cực trong thu, chi, quản lý quỹ phụ huynh để hai chữ “tự nguyện” trở về đúng với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.

LƯU TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Chứng chỉ quốc tế SAT ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh Việt Nam cân nhắc để săn học bổng hoặc xét tuyển đại học trong nước.

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Đại học RMIT Việt Nam khởi động chương trình đào tạo trực tuyến về trí tuệ nhân tạo (AI) cho các nhà giáo Việt Nam.

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu Phòng học sinh, sinh viên nghiên cứu phương án không cho học sinh sử dụng điện thoại, trừ một số trường hợp.

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar