21/09/2024 20:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ai còn nhớ những cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên ở Việt Nam không giống bản gốc?

Kể từ khi cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam năm 1992 tới 1995, 78 tập đều không có bản quyền, nội dung lẫn hình ảnh đã biên tập khác bản gốc, tạo ra những cuốn Đôrêmon độc nhất vô nhị.

Ai còn nhớ những cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên ở Việt Nam không giống bản gốc? - Ảnh 1.

Triển lãm thu hút đông người tham quan trong những ngày diễn ra - Ảnh: T.ĐIỂU

Thông tin thú vị với những độc giả say mê bộ truyện tranh Nhật Bản về chú mèo máy thông minh đáng yêu Doraemon, được giới thiệu trong triển lãm Từ Đôrêmon tới Doraemon, 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam đang diễn ra tại Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (32 Hào Nam, Hà Nội).

Triển lãm do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, NXB Kim Đồng và Lân Tinh Foundation tổ chức, thu hút đông người xem.

Điều đặc biệt ở triển lãm này là nhiều gia đình hai thế hệ bố mẹ với con cái cùng mê truyện tranh Doraemon nên cùng nhau đến xem.

Nhiều bố mẹ rưng rưng khi nhìn thấy những bản Đôrêmon cũ kỹ thuở nhỏ họ từng say mê. Họ tự hào khoe các con, xưa họ đã đọc những truyện này.

Tại triển lãm, câu chuyện về "lịch sử" hơn 30 năm bộ truyện tranh nổi tiếng Doraemon vào Việt Nam đầy hấp dẫn được kể lại qua nghiên cứu của giám tuyển ChuKim.

Ai còn nhớ những cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên ở Việt Nam không giống bản gốc? - Ảnh 2.

Cảnh các công ty sách săn đón truyện Đôrêmon khi ra mắt

Đôrêmon không bản quyền thành hiện tượng xuất bản

Năm 1990, ông Nguyễn Thắng Vu - giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng lúc bấy giờ - biết đến bộ truyện tranh Doraemon của Nhật Bản rất thành công ở châu Á. 

Ban biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng đã quyết định dịch và biên tập những cuốn truyện tranh này.

Tất nhiên kế hoạch trên hoàn toàn do Kim Đồng tự quyết, không có thỏa thuận vào về bản quyền với tác giả Fujiko F. Fujio.

Năm 1992, họa sĩ Bùi Đức Lâm được Nhà xuất bản Kim Đồng lựa chọn hợp tác biên tập nội dung và hình ảnh của bộ truyện.

Ngày 11-12-1992 là ngày phát hành tập 1 có tên Chiếc khăn biến hóa, trở thành ngày đầu tiên Đôrêmon đến Việt Nam.

Bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko F. Fujio vốn đã lừng danh khắp châu Á từ những năm đầu thập niên 1970, ngay lập tức tạo cơn sốt khắp Việt Nam.

Đôrêmon in hàng chục vạn bản mỗi tập, tập mới ra đều đặn hằng tuần, hệ thống phân phối hoạt động sôi nổi từ Nam ra Bắc, người lớn trẻ con luôn mong ngóng đến ngày các điểm phát hành của Nhà xuất bản Kim Đồng bày bán tập tiếp theo.

Mùa hè năm 1993, Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành những tập truyện dài đầu tiên như Lâu đài dưới đáy biển, Cuộc phiêu lưu vào lòng đất, Pho tượng thần khổng lồ, bên cạnh các tập truyện ngắn ra hàng tuần.

Ngày 17-2-1995, đánh dấu việc Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tập Đôrêmon cuối cùng dưới dạng số đúp gồm hai tập 77 và 78, kết thúc giai đoạn phát hành không bản quyền.

Ai còn nhớ những cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên ở Việt Nam không giống bản gốc? - Ảnh 5.

Đây là tập Đôrêmon đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam tháng 12-1992 - Ảnh: T.ĐIỂU

Từ Đôrêmon đến Doraemon

Tháng 1-1996, tác giả Fujiko F. Fujio đến Việt Nam hoàn tất thủ tục ký kết bản quyền xuất bản bộ truyện tranh Doraemon.

Kim Đồng trở thành nhà xuất bản duy nhất được trao quyền xuất bản tiếng Việt của tất cả các ấn bản truyện Doraemon tại Việt Nam.

Cùng với tiền bản quyền cho những tập sắp ra mắt, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng trả tiền bản quyền những tập Đôrêmon đã xuất bản không có bản quyền trước đó.

Tác giả Fujiko F. Fujio và Nhà xuất bản Shogakukan đã ủng hộ toàn bộ số tiền này để thành lập Quỹ hỗ trợ giáo dục dành cho trẻ em Việt Nam mang tên Đôrêmon do Nhà xuất bản Kim Đồng khởi xướng.

Ai còn nhớ những cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên ở Việt Nam không giống bản gốc? - Ảnh 4.

Trưng bày những cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên chưa có bản quyền - Ảnh: T.ĐIỂU

Năm 1998, Đôrêmon được tái bản lần thứ nhất, trở thành bộ truyện tranh ngoại nhập đầu tiên có bản quyền tại Việt Nam.

Lần in này sử dụng tranh bìa theo bản gốc tiếng Nhật, nhưng vẫn giữ tên nhân vật theo bản in năm 1992 là Đôrêmon và nội dung được dịch phù hợp với độc giả Việt Nam lúc đó, không thật sát với bản gốc.

Tên Đôrêmon được Nhà xuất bản Kim Đồng giữ tới tận năm 2010 mới thay bằng tên Doraemon với bản dịch bám sát theo bản gốc tiếng Nhật cùng quy cách, định dạng và hình thức đọc sách từ phải qua trái như bản gốc.

Ai còn nhớ những cuốn truyện tranh Đôrêmon đầu tiên ở Việt Nam không giống bản gốc? - Ảnh 7.

Bé gái đi xem triển lãm Doraemon còn mang theo một tập để đọc tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

Doraemon vượt Conan thành anime ăn khách nhất Việt Nam

Sáng 3-6, Doraemon vượt Conan trở thành anime ăn khách nhất phòng vé Việt. Nhưng số liệu trên Box Office Vietnam từng quá cao so với thực tế, khiến nhà rạp đề nghị điều chỉnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar