10/10/2024 22:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dép nhựa, họp chợ giữa đường

Hà Nội đầu những năm 1990 đã lác đác xe máy, ô tô nhưng đầy đường vẫn là xe đạp, xích lô, những người đàn ông đội mũ cối, đi dép tổ ong, những bé gái đan len ngoài đường hay bán báo dạo.

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dẹp nhựa, họp chợ giữa đường - Ảnh 1.

Hà Nội thời đi xe đạp, mang dép nhựa, đội mũ cối trong ảnh của Andy Soloman

Những người lớn tuổi sẽ được ôn lại ký ức về một thời Hà Nội còn nghèo khó mà thân thương ấy, còn người trẻ thì được khám phá một đời sống thật khó tin mà ông bà, cha mẹ mình đã sống trong triển lãm ảnh Hà Nội một thời để nhớ đang diễn ra tại Trung tâm văn hóa số 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Triển lãm do UBND quận Hoàn Kiếm và Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng hai nhiếp ảnh gia Andy Soloman và Lê Bích tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm tiếp quản thủ đô.

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dép nhựa, họp chợ giữa đường - Ảnh 2.

Nhiếp ảnh gia Andy Soloman (bên phải) và Lê Bích tại buổi khai mạc triển lãm ngày 10-10 - Ảnh: T.ĐIỂU

Giữ giùm cho Hà Nội những thân thương ngày cũ

Hai nhiếp ảnh gia mang đến 86 bức ảnh đen trắng được họ chụp từ năm 1992 đến năm 2012, ghi lại cuộc sống của người dân Hà Nội trong thời kỳ thành phố đang dần bước vào một cuộc đổi thay nhanh chóng về kinh tế dẫn đến nhiều đổi thay về xã hội, đời sống.

Những bức ảnh thiên về nhiếp ảnh đường phố của Andy Soloman và Lê Bích mang đến một hình dung sống động về Hà Nội một thời thân thương nhưng cũng bắt đầu đón nhận nhiều đổi thay.

Sự đổi thay của thành phố thể hiện rõ trong các bức ảnh của Lê Bích khi anh hướng ống kính vào những vẻ đẹp lưu dấu ở những con người Hà Nội cũ cũng như những góc bề bộn của thành phố…

Nhưng càng sốt ruột về sự phá cũ xây mới, Lê Bích càng cố công tìm kiếm những vẻ đẹp dịu dàng của Hà Nội còn sót lại để cất giữ giùm cho thành phố.

Những bức ảnh của Lê Bích được chụp chủ yếu vào đầu những năm 2000.

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dẹp nhựa, họp chợ giữa đường - Ảnh 3.

Triển lãm thu hút đông người xem - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong khi đó, Andy Soloman say sưa ghi lại một Hà Nội thời còn nghèo khó, trong trẻo những năm 1990.

Các bức ảnh được ông Andy chụp trong khoảng từ 1992 - 1999, nhiều nhất là trong hai năm 1992 - 1994, và chưa từng được công bố rộng rãi.

Con mắt của một phóng viên ảnh ngoài 30 tuổi đến từ một nền văn hóa rất khác đã lập tức bị thu hút bởi con người và nhịp sống của thành phố đầy mới lạ là Hà Nội.

Sức hút lớn tới mức khiến ông đã đổi kế hoạch, từ một chuyến đi ngắn ngày đã trở thành một tình yêu trọn đời của ông với thành phố này, và với Việt Nam nói chung.

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dép nhựa, họp chợ giữa đường - Ảnh 4.

Em bé Hà Nội say mê đan len ngay ngoài ngõ, không biết Andy Soloman đang chụp ảnh mình

Thành phố nhiều đổi thay nhưng tình người vẫn nồng ấm

Andy say mê thu vào ống kính những hình ảnh hấp dẫn ông bắt gặp trên đường phố Hà Nội: phút nghỉ ngơi của những người đàn ông đạp xích lô, giờ tan ca của hai người công nhân với quần áo, dép nhựa, mũ cối và xe đạp gần như giống hệt nhau…

Hay cô bé mải mê đan len ngay trên đường phố không biết tới việc mình đã lọt vào ống kính, những đứa trẻ bán báo dạo trên phố Tràng Tiền; những trung niên đang tập thể dục trong công viên Thống Nhất, bên xác chiếc máy bay còn lại từ thời chống Mỹ…

Chiếc taxi đầu tiên trên đường phố Hà Nội cũng được Andy ghi lại, rõ ràng là một dấu mốc quan trọng của thành phố bởi tới lúc đó người dân vẫn chủ yếu di chuyển bằng xe đạp và lác đác xe máy.

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dép nhựa, họp chợ giữa đường - Ảnh 5.

Andy Soloman chụp ảnh những Mẹ Việt Nam anh hùng trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hay những khung cảnh người dân phố cổ họp chợ đông đúc luôn cả đoạn phố, một người đàn ông ngồi nặn than cám (than bùn) trên đường. Thời ấy người Hà Nội vẫn chủ yếu đun nấu bằng than.

Andy Soloman cũng nhìn thấy những ngôi biệt thự Pháp, những ngôi nhà cổ bắt đầu nhường chỗ cho các dự án phát triển mới.

Thành phố đã thay đổi theo nhiều cách, nhưng ông tin rằng bản chất của nó vẫn không thay đổi.

Sự nồng ấm và tình người, những thứ mà thành phố này đã cuốn hút ông từ ngày đầu tiên năm 1992, vẫn sống động cho tới ngày nay.

Triển lãm mở cửa miễn phí từ nay đến hết 31-10-2024, đóng cửa các ngày thứ hai.

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dép nhựa, họp chợ giữa đường - Ảnh 6.

Một thời dân phố cổ Hà Nội họp chợ luôn trên phố, Andy Soloman ghi lại

Ai còn nhớ Hà Nội thời đi xe đạp, đội mũ cối, mang dép nhựa, họp chợ giữa đường - Ảnh 7.

Người Hà Nội tập thể dục bên chiếc máy bay được trưng bày ngoài trời

Xem lại ảnh quý Hà Nội xưa lao động công ích, đạp xe và đọc báo giấy

Hà Nội một thời đường phố chỉ toàn xe đạp, sáng ra người người cầm tờ báo Đảng để cập nhật tin tức, thanh niên đi lao động công ích, xây dựng công viên Thống Nhất, trận địa phòng không dựng giữa phố ngay cạnh Nhà hát lớn…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar