19/06/2023 14:41 GMT+7

Afghanistan đối đầu Iran trong 'cuộc chiến giành nguồn nước'

Chiến tranh và biến đổi khí hậu đẩy Iran và Afghanistan vào một cuộc đối đầu "nảy lửa" trong việc kiểm soát một nguồn tài nguyên quan trọng đang ngày càng trở nên khan hiếm, đó là nguồn nước.

Afghanistan đối đầu Iran trong cuộc chiến giành nguồn nước - Ảnh 1.

Hình ảnh con đập Kajaki ở tỉnh Helmand, Afghanistan - Ảnh CNBC

Những tuần gần đây, bạo lực liên tục xảy ra dọc theo biên giới giữa Afghanistan và Iran, bởi những tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước từ sông Helmand của Afghanistan chảy vào Iran, theo Đài CNBC.

Cụ thể, Tehran cáo buộc chính quyền Taliban của Afghanistan đang cố tình tước đoạt nguồn nước của Iran.

Trong khi đó, phía Taliban lại nói lượng nước thậm chí còn không đủ để chạy xuống hạ lưu do lượng mưa và lượng nước sông giảm mạnh.

Đặc biệt, cuộc đụng độ hôm 27-5 giữa lực lượng biên phòng Iran và Afghanistan càng khiến “cuộc chiến nước” trở thành tâm điểm chú ý.

“Tranh chấp nguồn nước với Afghanistan không phải là điều mà Iran có thể xem nhẹ”, ông Torbjorn Soltvedt, nhà phân tích về Trung Đông và Bắc Phi tại Verisk Maplecroft, một công ty tư vấn rủi ro và chiến lược toàn cầu có trụ sở ở Anh, nói với Đài CNBC.

Theo ông Torbjorn, những căng thẳng về nguồn nước cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn dân sự quy mô lớn trong những năm gần đây tại Iran.

Năm 2021, hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra ở khu vực phía tây Iran và nhanh chóng lan ra những thành phố khác, trong đó có cả thủ đô Tehran bởi tình trạng thiếu nước và mất điện kéo dài do các nhà máy thủy điện khô cạn.

Thậm chí những cuộc biểu tình lớn đến mức Chính phủ Iran đã gọi đây là “cuộc nổi dậy của những kẻ khát nước”.

Ngoài ra ông Kamal Alam, một thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Nam Á của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết khu vực biên giới giữa Afghanistan và Iran luôn là nơi dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng là nơi có nguồn cấp nước quan trọng nhất.

Biến đổi khí hậu dẫn đến xung đột

Theo Đài CNBC, các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh và khủng hoảng người tị nạn bởi ai cũng cần tranh giành nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự sống.

Ông Ryan Bohl, nhà phân tích cấp cao về Trung Đông và Bắc Phi, cho biết những mâu thuẫn về việc phân bổ lưu lượng nước từ sông Helmand là rất khó khắc phục bởi đây là một khu vực cực kỳ khô hạn.

Hơn nữa, các vấn đề như biến đổi khí hậu và canh tác nông nghiệp quá mức cũng khiến con sông này càng trở nên cằn cỗi hơn.

Cũng theo ông Ryan, việc con sông Helmand thiếu nước cũng là một nguyên nhân kinh điển dẫn đến xung đột giữa Iran và Afghanistan. Bởi hai quốc gia này đều cần phải tranh giành nguồn tài nguyên cả hai đều cần nhưng lại đang dần trở nên khan hiếm.

Cuộc chiến của những kẻ khát nước

Afghanistan đối đầu Iran trong cuộc chiến giành nguồn nước - Ảnh 2.

Những người di cư ở khu vực Nimruz, biên giới Iran và Afghanistan - Ảnh: CNBC

Theo Đài Arab News, con sông Helmand dài hơn 1.000km chảy từ phía đông bắc Afghanistan đến khu vực khô cằn ở phía đông Iran.

Để giải quyết nhu cầu chung, năm 1973, hai nước đã ký một hiệp ước về việc chia sẻ nguồn nước chảy từ con sông ở khu vực biên giới này.

Thế nhưng kể từ khi Afghanistan khánh thành một đập thủy điện ở tỉnh Helmand để phục vụ tưới tiêu, đảm bảo các hoạt động nông nghiệp và nguồn điện thì những cuộc xung đột ngày càng bùng nổ hơn.

Hồi giữa tháng 5, Taliban phát thông cáo báo chí nói họ vẫn tôn trọng hiệp ước về vấn đề sử dụng nước có từ năm 1973, nhưng họ cũng không thể bỏ qua tình hình hạn hán nghiêm trọng ở Afghanistan.

Đáp lại, Tổng thống Iran, ông Ebrahim Raisi cũng đề nghị các nhà lãnh đạo Afghanistan hãy “nghiêm túc” trong lời nói của mình.

Afghanistan khai giảng năm học mới, không học sinh nào đến lớp

Các trường học tại Afghanistan hôm nay 21-3 mở cửa trở lại cho năm học mới. Tuy nhiên, hầu như không có lớp học nào được mở vì học sinh không được thông báo. Nhiều trẻ em gái tại đất nước này vẫn đang bị cấm tới trường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Ngày 18-5, Nga đã tiến hành đợt không kích lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào Ukraine với 273 drone, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Ngày 18-5, nhiều lãnh đạo trên khắp thế giới đã có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để dự thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV.

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Giáo hoàng Leo XIV cuối tuần này đã khẳng định gia đình phải được xây dựng trên “sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ”.

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Giáo hoàng Leo XIV nhậm chức, kêu gọi một giáo hội cởi mở và đoàn kết

"Với tâm tình khiêm tốn, tôi đến với anh chị em như một người trong anh chị em. Mong được phục vụ đức tin và niềm vui của anh chị em, cùng bước đi trên con đường tình yêu của Chúa", Giáo hoàng Leo XIV bày tỏ trong bài phát biểu ở lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV nhậm chức, kêu gọi một giáo hội cởi mở và đoàn kết

Những điều đặc biệt trong thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Một chiếc nhẫn bằng vàng, được gọi là nhẫn Ngư phủ, sẽ được trao cho Giáo hoàng Leo XIV, đánh dấu bắt đầu một triều đại Giáo hoàng mới.

Những điều đặc biệt trong thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar