05/05/2021 17:23 GMT+7

6 trẻ chung gia đình nhập viện sau khi ăn chung nhiều món, 1 trẻ tử vong

A LỘC
A LỘC

TTO - Ngày 5-5, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay vừa tiếp nhận chùm ca bệnh 6 trẻ nhỏ (từ 6 đến 10 tuổi) tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu với các triệu chứng bị ngộ độc nặng. Trong đó, 1 trẻ đã tử vong.

6 trẻ chung gia đình nhập viện sau khi ăn chung nhiều món, 1 trẻ tử vong - Ảnh 1.

Một bệnh nhi vẫn phải lọc máu liên tục, nghi do bị ngộ độc thực phẩm - Ảnh: B.A.

Thông tin ban đầu, khoảng 14h chiều 3-5, bệnh viện tiếp nhận 6 trẻ là anh em trong cùng gia đình nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, mệt, khó thở… Các bé được chuyển tới khoa hồi sức tích cực - chống độc để điều trị.

Trong số 6 bệnh nhi có 2 bé diễn tiến xấu hơn, nôi ói, co giật, tiêu chảy, xuất hiện các cơn ngưng tim, thở chậm, suy hô hấp phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương.

Mặc dù được điều trị tích cực, nhưng sau đó một bé diễn tiến xấu hơn, tổn thương đa cơ quan như tim, thần kinh và tử vong vào hôm qua 4-5. Bé còn lại hiện đang tiếp tục được điều trị lọc máu liên tục.

Đối với 4 bệnh nhi còn lại tình trạng có tốt hơn. Trong đó 3 bệnh nhi đã ổn định, được chuyển sang khoa khác theo dõi. Bệnh nhi còn lại nhịp tim còn chậm, nên được giữ lại khoa theo dõi thêm.

Bác sĩ Phạm Thị Kiều Trang, phó khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho hay ngộ độc nặng như thế này trước đây chỉ có ngộ độc paraquat, phốt pho hữu cơ và nấm. Tuy nhiên đã lâu không gặp chùm ca bệnh nặng như thế này. Đặc biệt, 2 bệnh nhi có biểu hiện rất nặng, phải lọc máu liên tục, thay huyết tương, dùng cục lọc để hấp thụ độc chất cho các bệnh nhi.

"Ngay khi các bé nhập viện, bệnh viện đã liên tục hội chẩn với tuyến trên như Trung tâm chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 và thành phố, các chuyên gia đầu ngành để đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhi" - bác sĩ Trang nói.

Theo người nhà các bệnh nhi, khoảng 9h sáng 3-5, người nhà mua bánh mì kẹp patê, chà bông cho cả nhà cùng ăn. Đến 12h, cả nhà cùng ăn cơm trắng, canh mồng tới nấu với tôm, thịt bò xào hành tây và bò lagu.

Sau ăn khoảng 15 phút, một bé có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, co giật và ngất xỉu. Sau đó, 5 bé khác cũng xuất hiện triệu chứng tương tự nên được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu điều trị. Sau khi sơ cứu, các bé được chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu.

Người nhà bệnh nhân cho biết các bé cũng thường xuyên ăn bánh mì, nên không thể đổ thừa do loại thực phẩm này. Ngoài 6 trẻ trên, 1 người lớn cùng ăn chung cũng có biểu hiện ngộ độc như trên.

Liên quan vụ việc, ngày 4-5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai đã đến lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm độc tính, xác định nguyên nhân cụ thể gây ngộ độc cho các bệnh nhi.

A LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Uống rượu với sầu riêng có thể gây buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy gây chết người.

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch sau khi tiêm thuốc giảm đau cổ vai gáy tại một phòng khám tư nhân.

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở 'khai gian' thiết bị y tế để trúng thầu

Sở Y tế TP.HCM phát hiện một số cơ sở sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế đã hạ thấp mức độ rủi ro của thiết bị để được công bố dễ dàng hơn hoặc dễ tham dự và trúng thầu.

TP.HCM phát hiện nhiều cơ sở 'khai gian' thiết bị y tế để trúng thầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar