07/08/2023 17:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

5 năm, quy định ghi nhãn 'sản xuất tại Việt Nam' vẫn không thể ban hành

Quy định ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" được Bộ Công Thương xây dựng trong nhiều năm nhưng vẫn chưa thể hoàn thành. Lý do vì sao?

Hàng hóa sản xuất và lưu thông tại Việt Nam có quy định về ghi nhãn, nhưng nội dung "sản xuất tại Việt Nam" gặp khó khi đưa ra quy định ở cấp nghị định hoặc thông tư - Ảnh: Q.ĐỊNH

Hàng hóa sản xuất và lưu thông tại Việt Nam có quy định về ghi nhãn, nhưng nội dung "sản xuất tại Việt Nam" gặp khó khi đưa ra quy định ở cấp nghị định hoặc thông tư - Ảnh: Q.ĐỊNH

Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc thực hiện giám sát chuyên đề, chất vấn trong lĩnh vực công thương.

Theo đó, báo cáo đã nêu ra loạt vướng mắc, giải thích lý do vì sao quy định về hàng sản xuất tại Việt Nam lưu thông trong nước đến nay vẫn chưa được ban hành, mặc dù bộ đề xuất xây dựng từ năm 2018.

Ban hành ở cấp thông tư hay nghị định đều vướng

Việc xây dựng quy định này xuất phát từ thực tiễn, khi Việt Nam vẫn chưa có quy định về tiêu chí, điều kiện để doanh nghiệp xác định, thể hiện hàng hóa trên bao bì là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" cho hàng hóa trên thị trường nội địa.

Do đó, khi vụ việc một công ty sản xuất điện tử trong nước bị phát hiện đội lốt nhập hàng từ Trung Quốc rồi đem về bán trong nước vào năm 2019 được phản ánh trên Tuổi Trẻ, việc xử lý và quản lý gặp khó khăn do quy định pháp lý.

Sau vụ việc này, Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng cho phép xây dựng quy định "sản xuất tại Việt Nam". Tuy nhiên đến nay sau 5 năm, văn bản này vẫn chưa được ban hành do nhiều vướng mắc liên quan tới thẩm quyền và nội dung quy định.

Báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bộ trưởng cho biết ban đầu Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng thông tư "sản xuất tại Việt Nam". Tuy vậy, khi đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành lại phát sinh các chính sách vượt thẩm quyền. Vì vậy, Bộ Công Thương xin chuyển hướng sang xây dựng nghị định.

Nhưng quy định này chưa ra đời thì năm 2021, nghị định 111 sửa đổi, bổ sung nghị định 43 về nhãn hàng hóa được ban hành. Nội dung về cách ghi nhãn hàng hóa được đưa vào văn bản này.

Theo đó, quy định "sản xuất tại Việt Nam" sẽ chỉ tập trung vào việc đưa ra bộ tiêu chí xuất xứ để xác định hàng sản xuất tại Việt Nam, là cơ sở ghi nhãn xuất xứ hàng hóa. Với quy định này, việc xây dựng văn bản "sản xuất tại Việt Nam" ở cấp nghị định lúc này không còn cần thiết.

Tháng 5-2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công Thương quay trở lại xây dựng quy định ở cấp thông tư, thay vì nghị định. Tuy vậy, một lần nữa việc xây dựng văn bản này gặp không ít khó khăn, vướng mắc do thẩm quyền ban hành đang "vênh" với chức năng, nhiệm vụ của bộ này.

Lo ngại sẽ gây trở ngại cho doanh nghiệp?

Bộ trưởng Bộ Công Thương lo ngại rằng việc quy định ở cấp thông tư về hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay, có thể gây nên "tiềm ẩn rủi ro pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp".

Quy định của thông tư chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" với hàng hóa của mình (nghĩa là hàng hóa nào muốn dán nhãn này thì mới bị điều chỉnh). Trường hợp hàng không ghi xuất xứ Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này.

Trong khi nghị định 111 quy định "xuất xứ hàng hóa" là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, trong khi với thông tư lại không bắt buộc. Vì vậy nếu quy định này được ban hành, phạm vi tác động sẽ rất lớn.

Theo đánh giá, quy định này có thể gây trở ngại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể, làm phát sinh chi phí tuân thủ lớn. Hoạt động truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ của từng linh kiện, nguyên liệu không phải dễ dàng, rất tốn kém.

Theo bộ trưởng Bộ Công Thương, khi chưa có quy định này thì doanh nghiệp vẫn đang xác định hàng sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc tại nghị định 111. Do vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, việc ban hành quy định, điều kiện mới, có khả năng phát sinh chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là chưa phù hợp.

Trên cơ sở đó, bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay sẽ cùng Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý những vướng mắc về thẩm quyền ban hành thông tư và xem xét ban hành quy định này theo thẩm quyền tại thời điểm thích hợp để hạn chế tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ Công thương xây dựng quy định 'Made in Vietnam'

TTO - Bộ Công thương đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" để trình Chính phủ trong tháng 1-2021.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Không còn phải đến trường nộp học phí, đến kho bạc đóng thuế, hay ra quầy thanh toán tiền điện nước, giờ đây mọi giao dịch từ lớn đến nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đều được người dân thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài giây qua ứng dụng ngân hàng.

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar