12/08/2022 20:41 GMT+7

38 chiếc ‘cần câu’ cho dân nghèo sau dịch bệnh

QUỐC NAM
QUỐC NAM

TTO - 38 con bò giống - cũng là 38 chiếc “cần câu” - đã được trao tận tay những hộ dân đang gặp khó khăn về sinh kế sau dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh Quảng Bình.

38 chiếc ‘cần câu’ cho dân nghèo sau dịch bệnh - Ảnh 1.

Bà Xuân âu yếm nựng con bò vừa được tặng - Ảnh: QUỐC NAM

Nằm trong chương trình "Sinh kế hậu dịch bệnh COVID-19 và thiên tai mưa lũ", ngày 12-8, báo Tuổi Trẻ phối hợp Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình mang 38 con bò giống đến với những hộ dân đang gặp khó khăn tại Quảng Bình. 

Với những hộ dân này, những con bò giống không khác gì chiếc "cần câu" mang theo những hy vọng cho quá trình hồi phục kinh tế gia đình sau 2 năm dịch bệnh và thiên tai triền miên.

Xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) là nơi đầu tiên được nhận bò giống từ chương trình. Từ sớm, 12 hộ dân được chọn nhận bò giống đã chuẩn bị sẵn dây thừng và xe kéo đứng chờ trước cổng UBND xã. 

Chiếc xe chở bò vừa đến, không chỉ hộ có danh sách nhận bò mà cả những hộ dân gần đó cũng chạy ùa đến vây quanh chiếc xe. Ai cũng cố rướn người lên nhìn vào thùng xe xem con bò mình sắp được nhận thế nào.

"Không háo hức răng được. Đang loay hoay chưa tìm ra lối thì được tặng con bò giống cả năm tuổi. Mình chỉ việc về nuôi thêm 1-2 năm là bò đến tuổi sinh sản" - bà Nguyễn Thị Xuân (70 tuổi, trú thôn 2 Khe Gát, xã Xuân Trạch) xúc động nói.

Con trai không may mất sớm khi làm công nhân trong TP.HCM, con dâu không nghề nghiệp cũng vào miền Nam làm công nhân may mặc, hai vợ chồng bà Xuân phải gồng gánh nuôi 2 đứa cháu nheo nhóc ở quê.

"Con dâu tính đến Tết mới về. Về rồi cũng đi lại, nên ông bà xác định nuôi cháu dài hạn. Nhưng già cả rồi, không đi làm thuê làm mướn được. May có con bò làm vốn đây", bà Xuân vỗ vỗ đầu con bò đã được gửi nhờ xe kéo một người cùng xóm nói.

38 chiếc ‘cần câu’ cho dân nghèo sau dịch bệnh - Ảnh 2.

12 hộ dân được nhận bò tại xã Xuân Trạch còn được nhận thêm một phần quà của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: QUỐC NAM

Ông Cao Thế Vĩnh - chủ tịch UBND xã Xuân Trạch - cho biết tuy nằm cách Phong Nha khoảng 10 cây số, nhưng đời sống người dân trong xã vô cùng khó khăn. Trước đây dân trong vùng chỉ có làm nghề rừng. Dần dà, rừng cũng cạn, và cũng được định hướng bỏ nghề rừng để bảo vệ vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nên nhiều người bỏ nghề. 

Nhưng ở vùng trung du này, ruộng đất khan hiếm, nhiều người đi miền Nam làm thuê, gặp hai năm dịch bệnh lại phải bỏ về. Cuốc sống người dân vốn vô cùng khó khăn lại càng khốn khó hơn sau dịch bệnh.

"Xã hiện có đến hơn 20% là hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Có được 12 con bò giống, tuy chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của nhiều người nhưng bà con ai nấy đều mừng như hội. Con bò không khác chi "cần câu" cho dân nghèo", ông Vĩnh mừng rỡ nói.

Ông Trần Tiến Sỹ - chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình - nói không chỉ Xuân Trạch mà 2 xã còn lại trong số 3 xã được chọn triển khai chương trình lần này là Thanh Hóa (thuộc Tuyên Hóa) và Quảng Châu (thuộc huyện Quảng Trạch) cũng vô cùng khó khăn. 

Như xã Thanh Hóa còn khó khăn hơn vì địa lý cách trở do giáp huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Ông Sỹ nói khi đi khảo sát, hội nông dân cũng phải rất đắn đo vì hộ cần bò giống nhiều quá mà số lượng bò của chương trình có hạn.

38 chiếc ‘cần câu’ cho dân nghèo sau dịch bệnh - Ảnh 3.

Người dân xã Thanh Hóa vui mừng khi được nhận bò giống từ chương trình - Ảnh: QUỐC NAM

Quá đồng cảm với chương trình, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã trích quỹ của hội ra góp thêm 40 triệu đồng để mua thêm 2 con bò giống gộp chung vào chương trình cùng báo Tuổi Trẻ và Công ty công nghệ Huawei.

"Thêm 2 con bò giống, tức sẽ có thêm 2 hộ khó khăn có thêm hy vọng sau dịch bệnh. Chương trình của báo và công ty quá ý nghĩa nên hội sẵn sàng góp sức cùng", ông Sỹ nói.  

38 chiếc ‘cần câu’ cho dân nghèo sau dịch bệnh - Ảnh 4.

Dắt "cần câu" về nhà... - Ảnh: QUỐC NAM

Mang sinh kế tiếp sức cho người nghèo

TTO - Ngày 8-8, báo Tuổi Trẻ đã cùng Tỉnh đoàn Quảng Trị mang những con giống vật nuôi, cây giống cùng nhiều máy móc hỗ trợ sản xuất đến trao cho những hộ dân đang gặp khó khăn tại hai xã Trung Sơn (Gio Linh) và Cam Tuyền (Cam Lộ).

QUỐC NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Sau mưa đầu mùa tại TP.HCM, các công nhân môi trường đã thu gom gần 20 tấn gồm cá chết, lục bình và rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho

Mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty bảo hiểm MIC Tiền Giang và sau đó bị điện giật tử vong nhưng sau 2 năm, người nhà vẫn chưa đòi được tiền, hiện hồ sơ vụ án "tranh chấp hợp đồng bảo hiểm" đã được chuyển về Tòa án nhân dân TP Mỹ Tho.

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị nói về việc đưa đoàn cán bộ sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị vừa thu hồi văn bản về kế hoạch tổ chức đoàn cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu của tỉnh đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh phía Nam.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị nói về việc đưa đoàn cán bộ sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm

Lại đề nghị làm điểm giữ xe dưới lòng đường khu trung tâm Cần Thơ

Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ đề nghị sử dụng tạm lòng đường làm điểm giữ xe để phục vụ người đi khám bệnh.

Lại đề nghị làm điểm giữ xe dưới lòng đường khu trung tâm Cần Thơ

Nhiều nhà chờ xe buýt ở TP.HCM bị vẽ bậy, chiếm dụng, bảng thông tin điện tử không hoạt động

Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, người dân cho biết nhiều nhà chờ xe buýt tại TP.HCM bị vẽ bậy, chiếm dụng, bảng thông tin điện tử không hoạt động.

Nhiều nhà chờ xe buýt ở TP.HCM bị vẽ bậy, chiếm dụng, bảng thông tin điện tử không hoạt động

Cỏ xanh um trên nhiều công trường vành đai 3 TP.HCM, nhà thầu nào đang chậm tiến độ?

Tại dự án đường vành đai 3 TP.HCM, bên cạnh các nhà thầu nỗ lực bứt tốc, vẫn còn một số nhà thầu làm rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Cỏ xanh um trên nhiều công trường vành đai 3 TP.HCM, nhà thầu nào đang chậm tiến độ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar