25/12/2021 18:20 GMT+7

Hải sản cạn kiệt dần: ‘Bảo tồn để đảm bảo sinh kế cho ngư dân’

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Nguồn lợi hải sản nước ta đang bị suy giảm với tốc độ nhanh trong 5 năm qua, thậm chí một số vùng biển, sự suy giảm đã đến mức báo động. Do đó, cần phải bảo tồn để khai thác bền vững.

Hải sản cạn kiệt dần: ‘Bảo tồn để đảm bảo sinh kế cho ngư dân’ - Ảnh 1.

Ngư dân đánh bắt thủy sản tại khu vực cảng Đề Gi (Bình Định) - Ảnh: NGUYỄN DŨNG

"Bức tranh nguồn lợi thủy sản 5 năm qua đang suy giảm nhanh về trữ lượng, nguồn lợi, đặc biệt là cá tầng đáy. Nếu không triển khai các giải pháp phục hồi, tái tạo, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi để khai thác bền vững thì tương lai không xa thủy, hải sản sẽ cạn kiệt, khi đó sẽ không đủ nguồn lực, kinh phí để phục hồi".

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), chia sẻ như vậy với Tuổi Trẻ Online khi nói về Chương trình quốc gia Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 mà Bộ NN&PTNT vừa trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.

Suy giảm báo động

Theo ông Hùng, các kết quả điều tra, nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, môi trường sống của các loài thủy sản biển đang có xu hướng suy giảm trên phạm vi cả nước, đặc biệt là vùng ven bờ, một số nơi suy giảm đã đến mức báo động như vùng cửa sông Hàn (thành phố Đà Nẵng), một số khu vực thuộc vùng biển Cô Tô và Đảo Trần (tỉnh Quảng Ninh), một số khu vực ven đảo thuộc vịnh Nha Trang...

Theo kết quả điều tra, đánh giá của Viện Nghiên cứu hải sản chỉ ra rằng tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,95 triệu tấn, tiếp tục suy giảm đáng kể so với giai đoạn 2000-2005 (giảm 22,1%) và giai đoạn 2011-2015 (giảm 9,5%). Mặc dù vậy, sản lượng khai thác hải sản lại có xu hướng tăng.

"Trữ lượng các nhóm nguồn lợi chủ yếu cũng đang có xu hướng suy giảm, đặc biệt là trữ lượng cá tầng đáy giảm 18,4%, đây là chỉ số quan trọng cho thấy sự suy giảm nguồn lợi hải sản. Do đó, chúng ta phải hành động để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững và đảm bảo sinh kế cho người dân là rất cần thiết", ông Hùng nói.

Đứng trước nguy cơ cạn kiệt, ông Hùng cho rằng "chúng ta không còn con đường nào khác" là phải có một chương trình quốc gia về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản mang tính chất tổng thể, bao trùm tất cả các thủy vật từ vùng biển, ven bờ, hải đảo cho đến nước lợ, đầm phá, nội đồng… cần được bảo vệ nguồn lợi, hệ sinh thái nhằm lưu giữ giống, nguồn gene, hiệu ứng tràn cho khai thác và mục đích cho y tế, giáo dục, du lịch…

Hải sản cạn kiệt dần: ‘Bảo tồn để đảm bảo sinh kế cho ngư dân’ - Ảnh 2.

Nghề lưới kéo và tàu nhỏ khai thác ven bờ sẽ giảm trong giai đoạn tới - Ảnh: NAM TRẦN

Giảm khai thác ven bờ và lưới kéo

Theo dự thảo Chương trình quốc gia Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030, ngành thủy sản đặt mục tiêu sẽ phục hồi, tăng trữ lượng nguồn lợi thủy sản khoảng 5% so với giai đoạn 2016-2020, đồng thời phục hồi 70% diện tích hệ sinh thái biển bị suy thoái trong các khu bảo tồn biển, diện tích vùng biển được bảo tồn lên trên 0,5% diện tích vùng biển Việt Nam.

Ông Hùng cho hay, trên cơ sở quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, tới đây ngành thủy sản sẽ phân bố lại các không gian bảo tồn, bảo vệ, vùng cấm, khai thác phục hồi hệ sinh thái và không gian nào cho khai thác bền vững phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp, đối tượng và năng lực để cho nghề cá phát triển bền vững.

"Chúng tôi tập trung vào mở rộng các khu bảo tồn, đầu tư phục hồi các rạn san hô, tảo biển, các loài nguy cấp, quý hiếm… bằng cách thả rạn để làm sao giữ được cái chúng ta đang còn", ông Hùng nói.

Về chuyển đổi nghề cá, nghề nghiệp sau khi quy hoạch, phân bố lại không gian bảo tồn, vùng cấm khai thác và giảm số tàu khai thác, ông Hùng cho hay Bộ NN&PTNT sẽ có một đề án chuyển đổi nghề nghiệp với các giải pháp để làm sao sau khi chuyển đổi người dân có cuộc sống, kinh phí, công việc trong thời gian cấm, hạn chế khai thác thì nguồn lợi thủy sản mới bền vững.

"Trước sự suy giảm nhanh về trữ lượng, đặc biệt là cá tầng đáy, nhiều giải pháp được đưa ra nhưng chúng tôi sẽ tập trung vào giảm cường lực khai thác, trong đó sẽ giảm các tàu khai thác ven bờ, đặc biệt sẽ giảm số lượng rất lớn khai thác lưới kéo và chuyển đổi các nghề thân thiện với môi trường, không hủy diệt", ông Hùng nói thêm.

Cấm biển, sinh kế ngư dân sẽ như thế nào?

TTO - Sắp tới, có thể Việt Nam sẽ cấm một số nghề đánh bắt hải sản,ban đầu khoảng 1 tháng sau đó có thể tăng lên... vì nguồn hải sản đang cạn kiệt. Không cấm thì ngư dân lại tiếp tục tận diệt, nhưng cấm thì sinh kế của họ như thế nào?

CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM tìm hướng ra cho cán bộ dôi dư

UBND TP.HCM đã xây dựng phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sáp nhập.

TP.HCM tìm hướng ra cho cán bộ dôi dư

Người dân dùng chữ ký số hãy thử để biết 'nhanh, gọn, lẹ'

Với việc ngày càng nhiều thủ tục hành chính công được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, chữ ký số cũng ngày càng được nhiều người dân, doanh nghiệp sử dụng.

Người dân dùng chữ ký số hãy thử để biết 'nhanh, gọn, lẹ'

Xe khách cháy ngùn ngụt trên quốc lộ 1, 30 hành khách tháo chạy

Xe khách biển số tỉnh Lâm Đồng đang chạy trên quốc lộ 1 (địa phận tỉnh Khánh Hòa) bất ngờ cháy dữ dội khiến nhiều người phải tháo chạy.

Xe khách cháy ngùn ngụt trên quốc lộ 1, 30 hành khách tháo chạy

'Quả cầu nước khổng lồ' đang gây mưa to ở nhiều tỉnh Bắc Bộ

Ổ mây dông từ Trung Quốc phát triển gây mưa to tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Kạn từ đêm qua đến sáng nay.

'Quả cầu nước khổng lồ' đang gây mưa to ở nhiều tỉnh Bắc Bộ

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải giúp hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Thông tin TP.HCM sẽ thu phí tiền rác theo kilogam (kg) đang tạo ra nhiều băn khoăn. Nhiều người đang hiểu chưa đúng tinh thần này nên nghi ngại: tôi không có mặt ở nhà làm sao cân, hoặc lo người khác bỏ rác qua nhà mình…

Thu tiền rác theo khối lượng: Phải giúp hiểu đúng chuyện 'cân mà không cân'

Tin tức sáng 23-5: Chống ngập hầm chui trước bến xe Miền Đông mới; 17.700 tỉ đồng chậm đóng BHXH

Tin tức đáng chú ý: Lắp camera, vệ sinh toàn bộ hầm chui trước bến xe Miền Đông mới để tránh ngập; Bốn tháng, gần 17.700 tỉ đồng chậm đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp...

Tin tức sáng 23-5: Chống ngập hầm chui trước bến xe Miền Đông mới; 17.700 tỉ đồng chậm đóng BHXH
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar