11/12/2013 07:31 GMT+7

36 năm đi dạy, nhận phụ cấp thâm niên 1,2 triệu đồng!

NGỌC TÀI
NGỌC TÀI

TT - Cô Đinh Thị Hoa (58 tuổi, ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có 36 năm đứng trên bục giảng. Tháng 5-2011, cô được hưởng phụ cấp thâm niên tháng đầu tiên cũng là tháng cuối cùng trong sự nghiệp giảng dạy của mình là 1,2 triệu đồng.

Cô Đinh Thị Hoa - Ảnh: Ngọc Tài

Như vậy tính ra mỗi năm đi dạy cô Hoa được Nhà nước phụ cấp thêm 30.000 đồng. Ngoài ra, hiện cô Hoa cũng được hưởng lương hưu mỗi tháng 3 triệu đồng.

Trong suốt cuộc trò chuyện, cô Hoa không giấu được niềm tự hào về khoảng thời gian đứng lớp từ lúc đất nước mới giải phóng đến tận năm 2011. Cô nhớ như in khoảng thời gian đầy gian khó, đó là những năm trước đổi mới. Khi ấy lương giáo viên ba cọc ba đồng, xoay xở giỏi cỡ nào cũng lâm cảnh thiếu trước hụt sau nhưng cô vẫn gắng bám trụ với nghề. Quay mặt đi, cô tâm sự: “Mấy chục ngàn đồng hay mười mấy triệu đồng với cô chẳng là gì nhưng đó là niềm an ủi, sự quan tâm của Nhà nước đối với cán bộ ba mươi mấy năm công tác tận tụy. Khi mình có từng ấy năm giảng dạy rồi khi về hưu lại nhận phụ cấp mỗi năm mấy chục ngàn đồng sao mà không buồn cho được”.

Thầy Phan Văn Nhẫn, chồng cô Hoa, kể ngày cô đến Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang để hỏi rõ khoản tiền phụ cấp, lúc về cô rất buồn. “Thầy thấy cô bước ra nhưng không chịu về. Cô ngồi phía trước một hồi lâu, không nói gì. Thầy hối mấy lần cô mới chịu về” - thầy Nhẫn bùi ngùi kể. Cô Hoa tiếp lời: “Chắc hẳn cô không phải là trường hợp duy nhất của ngành giáo dục nhận phụ cấp thâm niên như thế. Những giáo viên nào bắt đầu công tác từ tháng 5-1975, nếu không có gì thay đổi sẽ nghỉ hưu vào cùng thời điểm như cô và cũng sẽ nhận được tiền phụ cấp thâm niên như thế”.

Bà Cao Quỳnh Thanh Thủy, trưởng Phòng chế độ chính sách thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang, khẳng định việc tính phụ cấp thâm niên cho cô Hoa là hoàn toàn đúng. Hiện tại có hai văn bản pháp luật điều chỉnh về việc chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Cụ thể nghị định 54 của Chính phủ - quy định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, chế độ phụ cấp được tính (cộng dồn với lương chính thức) từ ngày 1-5-2011. Do cô Hoa nghỉ hưu vào ngày 1-6-2011 nên cô sẽ nhận được phụ cấp thâm niên của tháng 5-2011 và cũng là tháng... cuối cùng.

Văn bản pháp luật thứ hai là quyết định số 52 - quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, điều kiện là thời gian nghỉ hưu được tính từ ngày 1-1-1994 đến 31-5-2011. Nếu áp dụng quyết định này, giáo viên sẽ được trợ cấp một lần. Như trường hợp của cô Hoa, mức lĩnh vào khoảng 13 triệu đồng nhưng do cô nghỉ hưu vào ngày 1-6 nên không áp dụng nghị định này. “Chúng tôi chỉ thực thi theo văn bản luật. Giáo viên rơi vào điều khoản áp dụng của văn bản nào thì áp dụng theo văn bản đó. Cô Hoa nghỉ hưu ngày 1-6 thì không thể áp dụng của ngày 31-5 được” - bà Thủy cho biết.

Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập như nhà giáo giảng dạy đủ năm năm (60 tháng) được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Còn từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hằng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 1-5-2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-9- 2011.

Còn theo quyết định số 52/2013/QĐ-TTg, ngày 30-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chế độ trợ cấp với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu như nhà giáo sẽ được hưởng chế độ trợ cấp khi đủ ba điều kiện: có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập từ đủ năm năm trở lên. Nghỉ hưu trong thời gian từ 1-1-1994 đến 31-5-2011 thì được hưởng trợ cấp chi trả một lần và bằng 10% mức lương hưu hằng tháng nhân với số năm trực tiếp giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập đã được tính hưởng chế độ hưu trí. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-10-2013.

NGỌC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Chứng chỉ quốc tế SAT ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh Việt Nam cân nhắc để săn học bổng hoặc xét tuyển đại học trong nước.

Học sinh Việt đạt điểm tuyệt đối SAT 1600/1600

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Đại học RMIT Việt Nam khởi động chương trình đào tạo trực tuyến về trí tuệ nhân tạo (AI) cho các nhà giáo Việt Nam.

Tập huấn AI cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên toàn quốc

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Đây là phát biểu của ông Lê Thắng Lợi - giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - tại lễ ra mắt Mạng lưới các nhà tâm lý học đường Việt Nam tại TP.HCM ngày 10-7.

Trầm cảm, lo âu học đường: Cần được nhìn nhận nghiêm túc

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 10-7, 46 sinh viên năm 2 khoa Marketing - Truyền thông, Trường đại học Hoa Sen đã kết thúc khóa học thực tế tại báo Tuổi Trẻ. Trước đó 45 sinh viên khác của trường cũng đã hoàn thành khóa học tại báo.

Thêm 46 sinh viên Trường ĐH Hoa Sen hoàn thành khóa học tại báo Tuổi Trẻ

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu Phòng học sinh, sinh viên nghiên cứu phương án không cho học sinh sử dụng điện thoại, trừ một số trường hợp.

TP.HCM dự kiến cấm học sinh dùng điện thoại kể cả trong giờ ra chơi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar