03/04/2019 08:33 GMT+7

Mẫu nhà ở trên sao Hỏa do NASA chọn trông ra sao?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố 3 mẫu nhà vào vòng chung kết cuộc thi thiết kế nhà ở trên sao Hỏa - một trong những nỗ lực của cơ quan này trong việc đưa con người lên sao Hỏa và trở lại Mặt trăng.

3 thiết kế lọt vào vòng cuối cùng - Nguồn: CNN

Cuộc thi được phát động từ năm 2015, trong đó yêu cầu các đội tham gia phải thiết kế những mẫu nhà thích hợp cho việc sinh sống trên và mặt trăng.

Sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi bên cạnh các yêu cầu khác như đẹp mắt và đa công năng.

Theo CNN, các đội tham gia đã trải qua 3 vòng thi. Ở cấp độ 4 của vòng thi thứ 3, các đội tạo ra mẫu nhà hoàn chỉnh sử dụng công nghệ phần mềm tạo mẫu, kèm theo một đoạn video ngắn để giới thiệu sản phẩm.

Sau khi phân tích đánh giá, ban giám khảo đã chọn 3 sản phẩm vào vòng chung kết.

Mẫu nhà ở trên sao Hỏa do NASA chọn trông ra sao? - Ảnh 2.

Mẫu thiết kế của đội SEArch+/Apis Cor - Ảnh: NASA

Xếp thứ nhất là đội SEArch+/Apis Cor từ New York. Đội này đã tạo mẫu ngôi nhà trên có hình thù như một tòa tháp với đường cong đặc trưng, bên trong có đủ công năng.

Thứ hai là đội Zoperhous với thiết kế lấy ý tưởng từ những chiếc lều cắm trại, trong khi đội thứ ba Mars Incubator đưa ra ý tưởng tạo thành 4 khu riêng biệt, trong đó dành hẳn một khu cho trồng trọt.

Cả 3 đội chia nhau giải thưởng 100.000 USD.

Mẫu nhà ở trên sao Hỏa do NASA chọn trông ra sao? - Ảnh 3.

Mẫu thiết kế của đội Zoperhous - Ảnh: NASA

Ở phần thi quyết định sắp tới, cả 3 phải biến những thiết kế này thành mô hình 3D. Đội thắng cuộc sẽ giành giải thưởng 800.000 USD.

Cuộc thi là một trong những nỗ lực của NASA trong việc đưa con người lên sao Hỏa và trở lại Mặt trăng.

Tháng 11 vừa qua, cơ quan này cho biết 9 công ty tại Mỹ đã hỗ trợ khoản tiền lên đến 2,6 tỉ USD cho sứ mệnh đưa người Mỹ trở lại Mặt trăng trong 10 năm tới.

Mẫu nhà ở trên sao Hỏa do NASA chọn trông ra sao? - Ảnh 4.

Mẫu thiết kế của đội Mars Incubator - Ảnh: NASA

Trước đó, vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành "Chỉ thị số 1 về không gian", nhấn mạnh trọng tâm trong những năm tới của ngành hàng không vũ trụ Mỹ là trở lại Mặt trăng và tiến đến sao Hỏa.

"Lần này chúng ta sẽ không chỉ cắm cờ và để lại dấu chân trên Mặt trăng, chúng ta sẽ tạo một nền tảng để tiến đến sứ mệnh chinh phục sao Hỏa và cả những hành tinh xa hơn" - tổng thống Trump nói.

TTO - Mẩu tuyển dụng tưởng chỉ trong… mơ này lại có thật khi NASA đang muốn tìm các tình nguyện viên thực hiện nghiên cứu tác động của những chuyến bay không gian lên phi hành gia.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar