22/05/2024 05:49 GMT+7

3 lần bỏ phố về quê, khó khăn tự mình chịu đựng

Có bạn đọc của Tuổi Trẻ Online đã 3 lần bỏ phố về quê, giờ đây cuộc sống mới tạm ổn. Những câu chuyện kinh nghiệm đã được kể lại.

Bỏ phố về quê là một quyết định cần sự cân nhắc kỹ lưỡng - Ảnh minh họa: MÂY TRẮNG

Bỏ phố về quê là một quyết định cần sự cân nhắc kỹ lưỡng - Ảnh minh họa: MÂY TRẮNG

Bài viết Bỏ phố về quê: Đừng tưởng chỉ có bình yên, không phức tạp, mệt mỏi trên Tuổi Trẻ Online nhận được những bình luận chia sẻ chân thành từ bạn đọc.

Có bạn đọc kể rằng mình đã về lại thành phố sau thời gian bỏ phố về quê. Có bạn tận tình bày kinh nghiệm chuẩn bị trước khi quyết định về quê sinh sống.

3 lần bỏ phố về quê, gặp nhiều áp lực

"Về quê nghe qua tưởng đơn giản, nhưng không hề", bạn đọc Cự Giải mở đầu câu chuyện của mình. Bạn đọc này tâm sự:

Tôi cũng từng bỏ phố về quê, rồi lại lộn lên đáo về tới lần thứ ba khi tuổi đã ngót nghét 50 mới yên.

Về quê, bà con họ hàng gần xa mỗi người hỏi thăm vài câu. Quan tâm cũng có, trách móc giận hờn cũng không thiếu.

Khi mình đi làm xa, mọi thông tin về bản thân mình rất ít tiết lộ với họ hàng. Mình chỉ làm công nhân, lương 5-7 triệu đồng, dè sẻn lắm mới dư ra ít đồng.

Và thực tế lần về quê gặp phải dịch bệnh COVID-19, bạn đọc Cự Giải gặp nhiều khó khăn.

"Khi dịch giã, bệnh tật, số tiền dành dụm ít ỏi cũng phải lấy ra dùng. Mười mấy năm xa quê, trở về cũng chả khá giả gì.

Nhưng mọi người cứ nghĩ mình khấm khá lắm, nên trách móc mình vô ơn đủ đường".

Độc giả này trải lòng rằng bà con họ hàng không biết những lúc khó khăn hoạn nạn trên phố thị, một mình phải trân mình gánh chịu, biết nhờ vả ai. 

Trời thương còn cho sức khỏe… Cũng nhờ phước phần nên giờ mình cũng tạm ổn và tương đối thích nghi. 

Bởi vậy, ở đâu miễn thấy phù hợp, vui vẻ là được. Không nên gượng ép.

Còn bạn đọc Q.Nhân chia sẻ đã về quê được hơn 2 năm. Anh nhắn nhủ: "Ở đâu cũng có khó khăn và lợi ích riêng. Muốn về quê nuôi cá trồng rau không khó. Khó nhất là tư tưởng của mình thôi".

Nhiều điều cần chuẩn bị trước khi về quê

Có phần ủng hộ suy nghĩ về quê để gần gũi gia đình và tìm sự bình yên, thay vì cố bám trụ ở thành phố với mức lương chưa chắc đủ trang trải, bạn đọc Ngọc Nữa chia sẻ rằng bỏ phố về quê là giấc mộng đẹp của nhiều người lứa tuổi 30 - 40.

Chị Ngọc Nữa viết: "Thật sự không ai muốn sống xa gia đình, bản quán. Nhưng có những vùng quê quá ít công việc để sống ổn với đồng lương. Kể cả chuyện tương lai con cái, học tập, phát triển sau này".

Từ đó, chị cho rằng điều quan trọng nhất để có thể bỏ phố về quê là tinh thần vững. Đồng thời ta cần có người bạn đồng hành cùng mình chia ngọt sẻ bùi, vượt qua khó khăn ban đầu.

"Đừng bỏ phố về quê theo trào lưu. Và cũng đừng nghĩ rằng cuộc sống ở nơi nào vượt trội hơn. Sống ở đâu bạn cũng sẽ nhận ra có điểm thuận lợi cũng như chưa sáng sủa", chị bày tỏ.

Từ kinh nghiệm của mình, anh Chánh chia sẻ:

Nếu bạn nào muốn về quê thì việc đầu tiên hãy tìm lại những người bạn cũ ở đó. Họ gắn bó nơi đó, họ rành rẽ hơn mình. Và có thể hỗ trợ mình.

Tôi ở TP.HCM từ khi học đại học, đến năm 35 tuổi. Gần 16 năm chỉ bỏ túi được 2 tấm bằng đại học, 2 chứng chỉ hành nghề.

Tôi về quê lập nghiệp với hai bàn tay trắng. 35 tuổi suy nghĩ nông cạn và ỷ lại vào trình độ bản thân.

Anh đưa ra lời khuyên, nếu bạn nào muốn về quê cũng không sao, phải có trong tay ít nhất 500 triệu đồng.

"Không đi làm thuê thì tự kinh doanh. Thời gian đầu sẽ nản nhưng về sau nghề dạy nghề rồi sẽ ổn định. Nhớ nhé 500 triệu đồng, nhưng tự doanh nghề gì vốn bỏ ra chỉ 50 triệu đồng thôi", anh chia sẻ.

Phân tích câu chuyện về quê, anh Phu bình luận: "Lập nghiệp nơi thành thị là ước mơ của bao người. Nhưng 100 người may ra được vài người thành công.

Ở đâu cũng thế, tiền làm ra nhiều tỉ lệ thuận với chi tiêu nhiều. Đó là quy luật.

Giờ nhà máy xí nghiệp ở quê khá nhiều, công việc cũng nhiều. Nên ai về ai ở là chuyện của mỗi người thôi".

Tiếp tục tìm cơ hội nơi phố thị?

Suy nghĩ về chuyện bỏ phố về quê, bạn đọc tran****@gmail... cảm thán: "Phức tạp quá. Chuyện bỏ phố về quê tưởng đơn giản nhưng không giản đơn như mình nghĩ".

Đồng cảm, anh Trung kể rằng 10 năm trước anh cũng nghĩ như vậy. Tuy nhiên, anh may mắn hơn chút do có "người trăm năm" khuyên nhủ nên ráng bám trụ thành phố làm việc.

Anh viết: "Bây giờ cũng khá hơn xưa nhiều. Đúng là nếu chưa thể tự lo cho bản thân, chưa tự chủ về kinh tế thì bỏ việc ở thành phố để về quê là mạo hiểm".

Chị Châu Giang cho rằng không phải ngôi nhà nào cũng là chốn bình yên. Chị chia sẻ: "Tôi cũng có tuổi thơ chắng mấy êm ấm, về nhà ít hôm là gia đình lại cãi nhau".

Vì vậy, chị nhận thấy tác giả bài viết Bỏ phố về quê: Đừng tưởng chỉ có bình yên, không phức tạp, mệt mỏi lựa chọn vào lại thành phố là chính xác.

Bỏ phố về quê, ngoài chuyện thích ứng cuộc sống, kiếm việc làm, còn là chuyện ứng xử với người thân, họ hàng. Bạn đọc Cự Giải chia sẻ: "Kinh nghiệm cho thấy về quê chỉ cần đi đám giỗ nhà họ hàng, bà con lối xóm thôi cũng đủ mệt.

Nếu bạn vắng mặt trong đám giỗ nào đó thì xem như bạn sẽ bị mọi người dìm hàng trong bữa tiệc kéo dài lê thê đó. Ở quê họ xem trọng việc này lắm chứ không đùa".

Còn bạn, lý do gì khiến bạn lựa chọn ở lại thành phố để sinh sống và lập nghiệp? Nếu muốn về quê, về nhà, bạn gặp những trở ngại, khó khăn gì? Mời bạn chia sẻ câu chuyện về hòm thư [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Bỏ phố về quê: Đừng tưởng chỉ có bình yên, không phức tạp, mệt mỏi

Ở thành phố ngót nghét 10 năm, thỉnh thoảng tôi lại hay nghĩ ngợi về lý do ban đầu mình lựa chọn, hay là bỏ phố về quê.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar