19/05/2016 12:15 GMT+7

3 chị em côi cút

TIẾN THÀNH
TIẾN THÀNH

TTO - Gần sáu tháng nay cha nghiện rượu bỏ nhà đi lang thang, mẹ bỏ mấy cha con đi về miền Bắc không vào, con gái 14 tuổi Ma Thị Sinh (thôn 7, xã Krông Á, huyện M’Drắk, Đắk Lắk) trở thành trụ cột nuôi hai em trai.

Ma A Dì (áo trắng) và em trai Ma A Lử ngồi nhặt hạt keo để bán - Ảnh: Tiến Thành

Dẫn chúng tôi vào thôn 7, cô giáo Ngô Thị Tuyết, tổng phụ trách Đội của Trường tiểu học Ngô Gia Tự, lúi húi mua vài lạng cá khô “để mấy đứa nhỏ ăn cả tuần”.

Căn nhà của ba chị em Ma Thị Sinh nằm cuối xã Krông Á, được vá chằng vá đụp bằng đủ vật liệu: nilông, mái tôn, vài tấm phên nứa đã mục nát, vài thanh gỗ chống bên tường để căn nhà không bị sập... Bên trong lỉnh kỉnh chăn màn, quần áo, sách vở của ba chị em vì lâu ngày không có bàn tay bố mẹ chăm sóc.

Vừa thấy khách đến nhà, hai chị em Ma Thị Sinh và Ma A Lử (10 tuổi) lễ phép chào. Sinh cho biết em trai Ma A Dì (13 tuổi) lên rừng nhặt hạt keo cùng bạn vẫn chưa về.

“Từ ngày bố mẹ bỏ đi, hằng ngày em lo giặt giũ, nấu cơm canh cho hai em” - Sinh nói lí nhí.

Thiếu cha mẹ, ba chị em Sinh phải tự xoay xở từng bữa cơm, có bữa cơm trắng ăn với muối, rau rừng, có bữa một gói mì chia ba. Cô Tuyết cho biết thêm Sinh cũng là người chịu thiệt thòi nhất vì đang học lớp 1 đã phải nghỉ để phụ lao động cho gia đình.

14g, em Ma A Dì đeo túi vải đựng hạt keo vừa về đến nhà. Vừa đổ hạt keo ra chiếc mẹt rồi sàng sảy, Dì kể lại với cô giáo: “10g tan học, còn sớm nên em cùng bạn vào rừng nhặt hạt keo bán kiếm tiền”. Theo Dì, giá mỗi ký hạt keo là 80.000 đồng nhưng phải dành cả ngày mới nhặt được 1kg.

Cô Lê Thị Hiên, hiệu trưởng Trường tiểu học Ngô Gia Tự, cho biết thêm thấu hiểu hoàn cảnh gia đình Ma Thị Sinh nên nhà trường luôn tạo điều kiện cho hai em Ma A Lử và Ma A Dì (đang học lớp 3 tại trường) tiếp tục ăn học.

TIẾN THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 5: Học cao hơn, nhiều hơn vì... chưa biết làm gì?

Nhiều sinh viên sau vài tháng nhận bằng tốt nghiệp quyết định quay lại giảng đường để học cao học, văn bằng 2. Ngoài những người đã ấp ủ kế hoạch học tiếp, không ít bạn trở lại trường vì… chưa xin được việc.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 5: Học cao hơn, nhiều hơn vì... chưa biết làm gì?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Không ít sinh viên ra trường tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar