09/08/2023 08:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

21.000 ống Phenobarbital về Việt Nam, kịp điều trị tay chân miệng ở TP.HCM

Bên cạnh việc vừa có thêm 1.000 lọ Gamma-globulin, mới đây 21.000 ống thuốc Phenobarbital dạng tiêm vừa về đến Việt Nam, giúp bổ sung nguồn thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng tại TP.HCM.

Nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) kiểm tra các lọ thuốc điều trị bệnh tay chân miệng - Ảnh: XUÂN MAI

Nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) kiểm tra các lọ thuốc điều trị bệnh tay chân miệng - Ảnh: XUÂN MAI

Thông tin trên được Sở Y tế TP.HCM cho biết sáng 9-8. Số thuốc này đã kịp thời bổ sung nguồn thuốc quan trọng cho việc điều trị bệnh tay chân miệng nặng đang trong giai đoạn đỉnh điểm tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ở TP.HCM.

Phenobarbital là thuốc quan trọng có trong phác đồ điều trị tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 1003 ngày 30-3-2012. Tuy nhiên nguồn cung ứng thuốc Phenobarbital trong nước bị hạn chế và gián đoạn một thời gian dài từ cuối năm 2020, gây khó khăn cho công tác điều trị.

Trước tình hình đó, hội đồng chuyên môn của Sở Y tế TP.HCM đã họp và thống nhất chọn lựa các thuốc an thần khác tạm thay thế hiện có trên thị trường như Diazepam, Midazolam… trong thời gian chờ đợi các doanh nghiệp dược Việt Nam tìm nguồn cung ứng từ các nước khác trong thời gian sớm nhất.

Sở cũng đã có công văn kiến nghị Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hỗ trợ tìm nguồn cung ứng thuốc và công ty nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu Phenobarbital của các bệnh viện.

Theo thông báo từ Cục Quản lý dược tại công văn số 8498 ngày 22-6-2020 về việc cung ứng thuốc Phenobarbital 100mg/ml, nhà sản xuất Daihan Pharm không tiếp tục sản xuất thuốc Danotan, cục đã có văn bản đề nghị các công ty nhập khẩu thuốc liên hệ đối tác nước ngoài tìm nguồn cung ứng thuốc thay thế.

Sau thời gian dài tìm kiếm, ngày 1-2, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 đã tìm ra nơi cung ứng thuốc Phenobarbital thay thế và đã được Cục Quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu thuốc đối với 21.000 ống thuốc Barbit injection 200mg/ml (Phenobarbital dạng tiêm) từ nhà sản xuất Incepta Pharmaceutical (Bangladesh) về Việt Nam.

Phải mất một thời gian dài để làm thủ tục vì thuốc Phenobarbital là thuốc hướng thần thuộc nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, phải có giấy phép xuất khẩu từ phía cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Đến ngày 31-7, 21.000 ống thuốc Phenobarbital dạng tiêm đã về đến Việt Nam.

Số thuốc này được CPC1 cung ứng ngay cho các bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phục vụ điều trị bệnh tay chân miệng.

Bên cạnh đó để chủ động nguồn cung trong nước, Cục Quản lý dược cũng đã cấp phép cho Công ty cổ phần Dược Danapha nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất Phenobarbital dạng tiêm. Công ty này cũng đang triển khai kế hoạch sản xuất để sớm cung ứng Phenobarbital dạng tiêm cho các bệnh viện.

Thuốc Phenobarbital có vai trò như thế nào trong điều trị bệnh tay chân miệng?

Theo phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 1003 ngày 30-3-2012, thuốc Phenobarbital có thể dùng bằng đường uống hay đường tiêm, ưu tiên dạng tiêm khi bệnh nhân nặng.

Trong bệnh tay chân miệng, Phenobarbital có vai trò cắt các cơn co giật kéo dài, dự phòng các tái phát co giật, an thần, làm giảm các biểu hiện thần kinh, giật mình ở trẻ. Ngoài ra khi có phù não, thuốc góp phần làm giảm phù não, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của não.

Phenobarbital dạng tiêm có tác dụng nhanh trong thời gian ngắn (5 phút sau tiêm), đạt đỉnh tác dụng nhanh (15-30 phút) và thời gian tác dụng tương đối ngắn (6 giờ). Dạng uống thì khởi phát tác dụng trễ (> 60 phút), thời gian tác dụng dài (10-12 giờ) và tùy vào hấp thu của bệnh nhi.

Phenobarbital dạng tiêm được chỉ định cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng thuộc nhóm nguy cơ và nhóm nặng (nhóm 2b, nhóm 3). Phenobarbital dạng uống có thể được dùng cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng thuộc nhóm 2a (nhẹ, có thể theo dõi).

'Ăn đong' thuốc trị bệnh tay chân miệng

Dự báo ca mắc bệnh tay chân miệng sẽ tăng cao từ tháng 7 và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh dịch. Nhưng đây cũng là thời điểm TP.HCM liên tục cảnh báo nguy cơ cạn thuốc Immunoglobulin (IVIG) và Phenobarbital dạng truyền tĩnh mạch điều trị tay chân miệng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar