06/10/2014 10:45 GMT+7

​2 lần kêu cứu thay trò

THÚY HẰNG
THÚY HẰNG

TT  - Cách đây hơn sáu tháng, thầy Bùi Chí Hiếu đã gửi đơn thỉnh nguyện xem xét tư cách thi tốt nghiệp THPT cho học sinh Trương Huỳnh Ngân.

Hình ảnh Ngân và lời kêu cứu trên Facebook của thầy Bùi Chí Hiếu - Ảnh chụp từ Facebook

Những ngày qua, trên trang Facebook của thầy Bùi Chí Hiếu (nguyên hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long - nhân vật trong bài “Thầy viết đơn kêu cứu cho trò”, Tuổi Trẻ ngày 25-3) có trên 500 lượt chia sẻ dòng trạng thái mang tên “Hãy cứu giúp Huỳnh Ngân”.

Trước đó, ngày 28-9, trên trang Facebook của thầy Hiếu có bài viết “Hãy cứu giúp Huỳnh Ngân” với hi vọng bạn bè và các học trò cũ sẽ đọc thấy để cùng chung tay hỗ trợ Ngân chống chọi với căn bệnh ung thư máu vừa tái phát.

Cách đây hơn sáu tháng, thầy Hiếu đã gửi đơn thỉnh nguyện lãnh đạo Sở GD-ĐT Vĩnh Long và hiệu trưởng Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm nhờ xem xét tư cách thi tốt nghiệp THPT cho học sinh Trương Huỳnh Ngân (lớp 12 văn).

Đó là thời điểm sức khỏe Ngân vừa ổn định sau gần hai năm điều trị căn bệnh ung thư máu. Giờ đây Ngân đã vượt qua kỳ thi đại học, trở thành tân sinh viên Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM).

Tuy nhiên, mới chỉ mới bước chân vào giảng đường được hai tuần thì căn bệnh quái ác lại tái phát khiến Ngân đau đớn nhiều hơn, nhiều khả năng phải dở dang chuyện học.

Trên trang Facebook của mình, thầy Hiếu viết: “Gần một tháng nay, em đã nhập học và trở thành một tân sinh viên với biết bao hi vọng và hoài bão. Mái tóc dài ngày nào nay ngắn ngủn vì xạ trị nhưng em vẫn giữ nụ cười lạc quan như hình chụp! Nhưng rồi ước mơ, hoài bão như sụp đổ dưới chân em.

Mấy ngày nay, em phải nhập viện trở lại với những cơn đau buốt tận xương tủy. Bệnh viện huyết học cho biết: bệnh em đã tái phát và sẽ chữa trị cho em theo phác đồ giai đoạn 2.

Gia đình cho biết: theo phác đồ này đến cuối phải tốn khoảng 700 triệu đồng, một số tiền ngoài sức chịu đựng của gia đình vì cha mẹ em hầu như khánh tận phải vay mượn khắp nơi cho việc chữa trị giai đoạn 1 đã qua.

Tuy nhiên, trước sự đau đớn của con, cha mẹ phải tiếp tục chạy vay chỗ này chỗ kia để chữa trị cho Ngân...”.

Chia sẻ về điều này, thầy Hiếu nói: “Nhìn Ngân đau đớn trên giường bệnh, tôi cảm thấy rất đau lòng. Giờ thì còn nước còn tát. Tuổi em còn quá trẻ, vẫn còn cả một tương lai phía trước đang chờ em”.

Sau khi bức tâm thư của người cựu hiệu trưởng được đăng tải, đã có hàng trăm lượt bạn bè và học sinh của ông chia sẻ. Một số cựu học sinh cũng có bài viết trên trang cá nhân của mình để chia sẻ với bạn bè.

Các bạn học sinh còn lập cả trang Facebook Quỹ Trương Huỳnh Ngân để kêu gọi bạn bè đóng góp, giúp đỡ Huỳnh Ngân có thêm chi phí cho cuộc chiến chống lại căn bệnh hiểm nghèo cứ mãi theo đuổi em.

Một cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ trên Facebook của mình: “Tôi như lặng người đi khi biết tin em mang trong người căn bệnh ung thư máu, đã bao lần tôi chứng kiến cô bé chia sẻ những dòng tâm trạng lạc quan khi đối mặt với căn bệnh ấy dù trong lúc nguy kịch nhất, mỗi lần đọc thông tin về em, tôi lại chạnh lòng.

Sự đấu tranh, ý chí vượt qua tất cả, vươn lên trong học tập mang đến cho em niềm vui đậu tốt nghiệp và đậu đại học. Cứ tưởng số phận để cho em ấy một cơ hội đi tiếp, nào ngờ đâu căn bệnh ấy lại tái phát vào đúng giai đoạn này...”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (mẹ của Huỳnh Ngân) cho biết Ngân vừa trải qua cuộc phẫu thuật để chuẩn bị cho đợt điều trị đầu tiên chống lại căn bệnh ung thư máu tái phát. Dự kiến lần tái phát này Ngân sẽ phải điều trị hơn một năm.

Tuy nhiên mỗi đợt điều trị Ngân lại phải tiếp tục chịu đựng những cơn đau. Hiện tại sức khỏe em rất yếu nhưng tinh thần vẫn lạc quan. Hằng ngày bạn bè và thầy cô thường xuyên điện thoại để thăm hỏi sức khỏe Ngân.

Bà Hạnh cũng cho biết hiện nay do điều trị nên Ngân tạm thời nghỉ học, giảng viên của khoa đã liên hệ hướng dẫn thủ tục bảo lưu kết quả học tập cho Ngân nhưng gia đình vẫn chưa có điều kiện để đến trường làm thủ tục. Đồng thời các giảng viên của khoa sẽ tìm nguồn tài trợ để hỗ trợ thêm chi phí cho đợt điều trị này.

“Tình cảm mọi người, thầy cô, bạn bè dành cho con tôi thật lớn lao quá...” - bà Hạnh bỏ lửng câu nói vì xúc động xen lẫn âu lo.

THÚY HẰNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực đợt bổ sung, dành cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố trong kỳ thi đợt 2 năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Đại học Quốc gia TP.HCM kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào học các trường đại học thành viên năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Hôm nay 2-7, sau nhiều ngày diễn ra kỳ khảo sát vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, một số phụ huynh vẫn phản ánh đề thi có nhiều lỗi dẫn đến kết quả thi không minh bạch.

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh tranh thủ tìm hiểu môi trường đại học, chính sách học phí và học bổng - những yếu tố quan trọng cho việc chọn chặng đường phía trước.

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu không để đứt gãy, gián đoạn việc chấm thi do sáp nhập đơn vị hành chính.

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar