04/12/2021 07:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

18 năm nuôi cháu gái mồ côi

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Về xứ Thanh, câu chuyện của một người phụ nữ suốt 18 năm qua cưu mang đứa trẻ mồ côi khiến không ít hàng xóm, láng giềng xung quanh cảm phục.

Video: HÀ THANH - NGỌC QUANG - HUỲNH VY - TRINH TRÀ

18 năm nuôi cháu gái mồ côi - Ảnh 2.

18 năm qua, Phạm Thị Thương lớn lên nhờ sự cưu mang của bác gái Hoàng Thị Hoa - Ảnh: NGỌC QUANG

Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc. Số tiền học bổng giúp tôi trang trải gánh nặng học phí. Sau này khi có công việc ổn định, tôi sẽ đóng góp lại cho cộng đồng.

PHẠM THỊ THƯƠNG

Nơi con dốc dẫn ra cánh đồng cỏ voi ở xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Phạm Thị Thương (tân sinh viên Trường ĐH Ngoại thương) cùng mẹ tất tả ngược xuôi trên cánh đồng cỏ voi, vác từng bó cỏ về làm thức ăn cho chú bò cũng là gia sản duy nhất của hai mẹ con. 

Dốc dựng thẳng đứng là thách thức không nhỏ với chứng vẹo cột sống của người mẹ, con dốc càng cao bao nhiêu thì tấm lưng của mẹ càng trĩu nặng bấy nhiêu.

"Cõng con, cõng cháu, lưng càng còng thêm"

Chưa kịp dứt sữa, mẹ đột ngột qua đời sau cơn đau tim, một năm sau bố cũng ra đi sau một tai nạn giao thông, Thương trở thành đứa trẻ mồ côi. Có lẽ ký ức duy nhất còn sót lại trong cô là bức di ảnh của mẹ, của cha đặt trên bàn thờ. 

Thương đứa trẻ bơ vơ giữa đời, suốt 18 năm qua, bà Hoàng Thị Hoa đã hy sinh hạnh phúc riêng, dồn hết tình yêu thương chăm lo cho cháu gái với mong mỏi phần nào giúp đứa trẻ ấy vơi bớt nỗi bi thương.

Gần 60 tuổi, nặng chưa đầy 30kg, tấm lưng bà Hoa oằn xuống khiến bà đi từng bước khó nhọc. 

Bà Hoa không kết hôn, chưa một lần sinh nở. Một ngày em gái đột ngột lên cơn đau tim rồi qua đời, để lại cho bà đứa trẻ chưa đầy 6 tháng tuổi khát sữa mẹ. Kể từ ngày đó, một tay bà phải tất tả ngược xuôi đi xin từng giọt sữa chăm bẵm cho đứa cháu gái trưởng thành như ngày hôm nay.

"Ngay từ nhỏ, tôi đã gọi mẹ bằng mẹ. Mẹ nhỏ nhắn, gầy gò nhưng luôn cố gắng lam lũ để chăm sóc cho tôi bằng bạn bằng bè, chăm lo cho tôi được tới trường. Tôi tự ý thức được mình phải cố gắng nhiều hơn để có thể sớm kiếm tiền chăm lo cho ông và mẹ" - Thương bộc bạch.

Đến trường bằng tình yêu thương của mẹ, của ngoại, của thầy cô và bạn bè xung quanh. Thế nhưng "mồ côi tội lắm ai ơi", cô gái nhỏ bày tỏ đôi lúc cảm thấy chạnh lòng vì nhìn thấy bạn bè có bố mẹ đón đưa, nghe bạn bè say sưa kể về những giây phút hạnh phúc sum vầy, còn cô chẳng còn bố mẹ trên cõi đời. 

Nhưng chỉ buồn tủi một chút thôi, cô tiếp tục xốc lại tinh thần, nghĩ đến tình yêu của mẹ nuôi, của ông ngoại làm động lực để cố gắng vượt nghịch cảnh. 

"Bạn bè có điều kiện tốt hơn chỉ cần cố gắng một chút thôi cũng đạt được ước muốn. Còn tôi phải cố gắng nhiều hơn mỗi ngày, phải cố gắng gấp đôi, gấp ba các bạn để có thể đạt được kết quả mình mong muốn" - Thương tâm tình.

Mỗi ngày, Thương luôn chăm chỉ học tập, rèn kỹ năng tự học, tự tìm hiểu, trau dồi thêm vốn tiếng Anh để mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết của bản thân. 

Thương tin rằng chỉ có học tập là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để cô chạm đến ước mơ, sớm kiếm được một công việc ổn định để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ, của ông ngoại suốt bao nhiêu năm qua.

Lấy tiền đâu để học?

Nơi căn nhà cấp 4 đủ che nắng che mưa, hai mẹ con Thương chăm thêm con bò, đôi ba chú gà con để trang trải cho cuộc sống mưu sinh. Ngày ngày lam lũ trên ruộng đồng mà vẫn chẳng đủ ăn, nay hễ trái gió trở trời là tấm lưng còng thường xuyên đau nhức, bà Hoa chẳng thể làm được những công việc nặng nhọc như ngày trước nữa.

Ngày nhận tin đỗ trường đại học tốp đầu ở Hà Nội, hai mẹ con vừa mừng lại vừa lo, đắn đo trước câu hỏi: "Lấy tiền đâu để học?". Phía trước là chặng đường dài 4 năm đại học với chi phí học tập, sinh hoạt ở giảng đường là gánh nặng quá lớn đối với hai mẹ con. 

Thương chia sẻ cô may mắn được các thầy cô, các tổ chức giới thiệu đến các quỹ học bổng giúp cô tiếp cận được nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm để sẻ bớt phần nào khó khăn cho chặng đường dài sắp tới.

Bước vào giảng đường đại học, cô gái nhỏ đầy nghị lực đã vạch sẵn hướng đi cho bản thân với dự định kiếm thêm việc làm, nhận công việc gia sư để có tiền đóng học phí và trang trải sinh hoạt phí. 

Bước qua tuổi 18, Thương quả quyết sẽ cố gắng thật nhiều để không trở thành gánh nặng của gia đình.

"Tiếp sức đến trường" cho 68 tân sinh viên Bắc Trung Bộ

Sáng nay (4-12), báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng các tỉnh đoàn Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa tổ chức lễ tuyên dương và trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho 68 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của khu vực Bắc Trung Bộ.

Đây là điểm trao thứ hai của chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2021 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ.

Mỗi suất học học bổng có trị giá 10 triệu đồng và suất đặc biệt là 15 triệu đồng tiền mặt, tổng kinh phí học bổng khu vực Bắc Trung Bộ hơn 740 triệu đồng do Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ (trong đó có 12 suất học bổng đặc biệt, trị giá 180 triệu đồng).

Ngoài ra, Công ty Nestle Việt Nam ủng hộ quà tặng cho tân sinh viên; Quỹ khuyến học Vinacam, Công ty cổ phần Vinacam còn trao tặng 2 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, còn thiếu thiết bị học tập.

Cũng trong năm nay, ngoài 68 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Bắc Trung Bộ, chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Vinacam) và các CLB "Nghĩa tình Quảng Trị", "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên - Huế, "Tiếp sức đến trường" Quảng Nam - Đà Nẵng, "Nghĩa tình Phú Yên", "Tiếp sức đến trường" Tiền Giang - Bến Tre và Hội doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần ôtô Đô Thành, Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Đức, giáo sư Phan Lương Cầm - phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt... cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

DOÃN HÒA

18 năm nuôi cháu gái mồ côi - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

302 suất học bổng 'Tiếp sức đến trường' trao tặng học sinh, tân sinh viên Phú Yên

TTO - 13h30 chiều nay 12-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho 302 tân sinh viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Phú Yên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar