20/11/2014 08:42 GMT+7

​17.000 đồng của trò

KIM THOA (Thanh Hóa)
KIM THOA (Thanh Hóa)

TT - Những năm 1985-1996 tôi dạy học tại một trường tiểu học thuộc huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Còn nhớ các em lớp 5A hồi ấy tuy còn bé nhưng rất tình cảm và quý cô giáo.

Những dịp tết hoặc Ngày nhà giáo VN 20-11 là học trò lại đem khoai, ngô đến tặng cô. Cô trò cùng luộc khoai, nướng ngô rồi ngồi ăn rất vui vẻ, gần gũi.

Ngày đó lương giáo viên bèo bọt, lại đang phải lo thuốc thang cho bố mẹ chồng và con gái nhỏ nên người tôi gầy rạc đi. Một hôm, Nguyệt - lớp phó học tập - gửi tôi một gói bọc bằng nilông rất cẩn thận gồm những tờ một trăm đồng, hai trăm đồng, mệnh giá lớn nhất là năm trăm đồng, tổng cộng được 17.000 đồng.

Cô bé nói với tôi thế này: “Con vận động cả lớp gom tiền ủng hộ cô để cô mua thuốc cho em bé ạ. Dạo này con thấy cô hơi yếu, chắc cô không ăn được nhiều phải không cô? Chúng con thương cô lắm”. Nhìn những đồng tiền nhàu nát, cũ kỹ được các trò vuốt phẳng phiu, phân loại mệnh giá kẹp bằng sợi dây chuối khô khiến tôi xúc động không nói nên lời.

Tôi nói với cả lớp: “Cô rất cảm ơn tình cảm của các con. Nhưng gia đình các con còn thiếu thốn, các con giữ lấy mà mua giấy bút”. Nhưng cả lớp nhất định không chịu. Có em nói: “Con đi câu lươn bán lấy tiền tặng cô, nếu cô chê là không thương con rồi”. Một em giơ tay đứng lên: “Con đổi ống bơ nhưng không ăn kem như trước vì con biết cô đang cần tiền lắm”. Em khác tiếp lời: “Con cũng đi mót khoai, mót lúa về bán mới có năm trăm đồng tặng cô đấy ạ. Cô phải nhận thì con mới vui”.

Trước tình cảm của học trò, tôi đã không thể chối từ, để rồi 17.000 đồng ấy với tôi không chỉ là một khoản tiền mà là tình cảm thiêng liêng, minh chứng cho tình thầy trò tôi rất mực trân trọng. 17.000 đồng ấy khiến tôi nhớ mãi mà đến giờ, mỗi khi nghĩ lại tình cảm học trò ngày nào, tôi không khỏi xúc động.

20-11-1996 là một ngày nhà giáo tôi không thể nào quên. Năm đó là năm cuối cùng tôi còn dạy tại trường trước khi chuyển công tác lên một trường trên thành phố.

Buổi chia tay lớp, các trò mang quà quê đến tặng như mấy củ khoai, tấm thiệp các em tự làm, có em còn mang cả thanh chè lam đến tặng cô.

Món quà cuối cùng là của cô học trò lớp phó học tập. Không gói ghém cẩn thận như những trò khác, cô bé hai tay cầm lọ cao con hổ tặng cô: “Con thấy cô rất hay khó thở và bị ho nên con tặng cô lọ cao con hổ này để cô xoa ạ”. Cô khóc, các trò cũng khóc, những giọt nước mắt xúc động, hạnh phúc.

Tôi tự hào với nghề cầm phấn, dù cho cũng có khi gặp những học trò khó bảo, nghịch ngợm, nhưng tôi chưa bao giờ thất vọng, chưa bao giờ buông xuôi.

Có thể tôi chẳng thể tìm lại được cái thời 17.000 đồng lẻ mà học trò gom góp nhịn ăn kem, đi mót ống bơ hay mót lúa, mót khoai bán để tặng cô.

Có thể chẳng bao giờ tôi còn nhận được món quà chính là sự quan tâm của học trò như lọ cao con hổ nữa.

Cũng có khi tôi không còn bao giờ được nghe học trò nói “chúng con thương cô lắm”... Nhưng tôi vẫn tự hào với nghề - nghề giáo!

KIM THOA (Thanh Hóa)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar