26/09/2017 15:08 GMT+7

13 tỉnh, 2.500 bản quy hoạch nên mạnh ai nấy làm

CHÍ QUỐC
CHÍ QUỐC

TTO - 2.500 bản quy hoạch cho vùng ĐBSCL khiến cho vùng này mạnh ai nấy làm, thiếu liên kết và "như thời bao cấp, nặng về chỉ tiêu" cộng thêm tầm nhìn ngắn hạn khiến cho vựa nông sản này chưa thể cất cánh được.

13 tỉnh, 2.500 bản quy hoạch nên mạnh ai nấy làm - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL diễn ra ngày 26-9 tại Cần Thơ - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tại phiên thảo luận trong khuôn khổ hội nghị "Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu" do Chính phủ tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 26-9, ông Vũ Quang Cát, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), cho biết tổng hợp tới nay ĐBSCL có tới 2.500 bản quy hoạch.

Trong số đó quy hoạch cấp vùng có 22 bản bao gồm 3 quy hoạch tổng thể, 5 bản quy hoạch xây dựng khiến cho có tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu liên kết. 

"Như lĩnh vực giao thông, lẽ ra với thế mạnh ĐBSCL là giao thông thủy thì việc giải bài toán giao thông ở đây gồm giao thông đường thủy, bến thủy, đường bộ phải liên kết với nhau. Nhưng chúng ta lập ra các quy hoạch đường thủy riêng, bến thủy riêng, đường bộ riêng. 

Điều đó khiến quá trình đầu tư không đồng bộ, có khi đầu tư ở đường thủy, bến thủy, không kết nối với đường bộ, dẫn đến đầu tư không hiệu quả và cản trở sự phát triển", ông Cát dẫn chứng.

Cũng theo ông Cát, nhiều bản quy hoạch còn chủ quan, duy ý chí, không dựa trên cơ sở khoa học. 

Chẳng hạn, nhiều địa phương tập trung công nghiệp hóa, xây dựng một loạt các khu công nghiệp, dẫn đến diện tích dành cho khu công nghiệp rất lớn, trong khi tỉ lệ lấp đầy chỉ 20-30%, rất lãng phí nguồn lực. 

"Ví dụ như quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang có định hướng tỉnh đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp trong khi thế mạnh của Tiền Giang là sản xuất nông nghiệp", ông Cát dẫn chứng.

Ông Cát cũng nhận định, hầu hết các quy hoạch nêu trên đều mang tính chất giải quyết vấn đề cục bộ của ngành, của địa phương mình, mà không đặt ra vấn đề tổng thể của vùng, dẫn đến nhiều vấn đề xung đột nhau. 

Các bản quy hoạch vì giải quyết vấn đề riêng rẽ nên chưa quan tâm giải quyết thách thức, rủi ro mang tính chất toàn vùng.

Ngoài ra, các quy hoạch của vùng ĐBSCL hiện nay đang thiếu tầm nhìn chung và chương trình hành động chung dẫn đến không giải quyết vấn đề của vùng, trước thách thức biến đổi khí hậu hiện nay. 

"Chúng ta vẫn dựa vào quy hoạch như thời kỳ bao cấp là nặng về chỉ tiêu, ít quan tâm tới tổ chức không gian phát triển. 

Trước thực trạng phát triển như vậy một trong những vấn đề đặt ra cho sự phát triển ĐBSCL là đổi mới quy hoạch theo phương pháp tích hợp đa ngành mới giải quyết được bài toán tổng thể của vùng và xây dựng chương trình hành động chung cho vùng", ông Cát nhận định.

13 tỉnh, 2.500 bản quy hoạch nên mạnh ai nấy làm - Ảnh 2.

GS Võ Tòng Xuân cho rằng đã đến lúc phải quy hoạch theo hướng tích hợp cho vùng ĐBSCL, tức là các bộ ngành phải ngồi lại với nhau khi làm quy hoạch chứ không mạnh ai nấy làm - Ảnh:CHÍ QUỐC

Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng cho rằng không nên quy hoạch theo hướng tổng hợp (cộng các quy hoạch của các ngành với nhau) mà theo hướng tích hợp là các ngành phải ngồi lại với nhau, cùng quy hoạch tới một mục tiêu. 

Theo GS Võ Tòng Xuân, cần có chỉ huy trưởng mới làm được quy hoạch này và chỉ huy trưởng phải công tâm và quyết tâm, với tầm nhìn dài hạn 20 năm thay vì chỉ 5 năm.

CHÍ QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Một hội nghị kết nối đã diễn ra, mở ra cơ hội cho những sản phẩm đặc trưng của cố đô Huế đến gần hơn với người tiêu dùng phía Nam.

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

Một cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hé mở những kế hoạch đầy tham vọng cho ngành du lịch golf.

Du lịch golf Việt Nam kỳ vọng hút mạnh khách du lịch Nhật Bản

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Người dân đã mua nhà tại 17 dự án ở TP.HCM rơi vào tình trạng 'trắng' sổ hồng nhiều năm, cá biệt có không ít người dân mua nhà tại dự án khu nhà ở 9B4 - 9B8 (khu dân cư Dương Hồng) ở huyện Bình Chánh vẫn chưa có sổ hồng dù đã 20 năm.

TP.HCM: Người dân mua nhà 20 năm vẫn 'trắng' sổ hồng

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự sốt ruột trước tình trạng vướng mắc chính sách, thủ tục khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí sáng 23-5.

Thủ tướng: 'Chờ đợi xử lý cả rừng thủ tục thì cơ hội qua mất rồi'

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Sau 60 năm khai thác, đường băng sân bay Phù Cát đã vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế, xuất hiện nứt nẻ, không đảm bảo an toàn vận hành, cần phải xây đường băng số 2.

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar