04/11/2019 14:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

11 thủy điện từ Trung Quốc làm giảm 50% phù sa lưu vực sông Mekong

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Sau khi Ủy ban sông Mekong (Lào) gửi kế hoạch triển khai dự án thủy điện Luang Prabang, Bộ Tài nguyên - môi trường đã tổ chức tham vấn các sở ngành để hạn chế tác động môi trường do thủy điện này gây ra cho Việt Nam vào sáng 4-11.

11 thủy điện từ Trung Quốc làm giảm 50% phù sa lưu vực sông Mekong - Ảnh 1.

Các thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong ảnh hưởng rất lớn đến mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: TTO

Theo thông tin phía Lào cung cấp, công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Lào, thuộc tỉnh Luang Prabang. Vị trí thi công trình cách biên giới Việt Nam 1.785km, dự kiến sẽ khởi công vào năm 2020 và đưa vào vận hành năm 2027.

Theo hiệp định Mekong 1995, một quốc gia có sử dụng nguồn lợi trên sông Mekong khi muốn xây dựng công trình thì phải tham vấn trước, cung cấp số liệu và thông tin cho Ủy hội sông Mekong quốc tế.

Việc cung cấp thông tin này là cơ sở để các quốc gia ven sông khác có thể trao đổi, đánh giá tác động đến nước họ, đồng thời làm cơ sở đi đến thỏa thuận chung.

Qua khảo sát kế hoạch Ủy ban sông Mekong (Lào), Ủy ban sông Mekong (Việt Nam) nhận thấy vẫn còn nhiều điều bất ổn cần điều chỉnh.

Cụ thể về vấn đề thủy văn, thủy lực phía Lào mới chỉ tính toán số liệu đến phần chân đập mà chưa tính toán được tác động của dòng chảy sau công trình, quy trình vận hành hồ còn rất sơ sài, chưa nêu rõ hệ thống theo dõi, giám sát.

Về lượng phù sa, bùn cát phía Lào mới chỉ lên kế hoạch tính toán tại vị trí lòng hồ, còn phía hạ lưu vẫn chưa đưa ra được mô hình tính toán.

Yếu tố chất lượng nước và sinh thái vẫn chưa mô tả chi tiết phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích. Các đánh giá mà nước bạn đưa ra còn mang tính định tính.

Về nguồn lợi thủy sản, nước bạn chưa tính toán tới tác động xuyên biên giới, chưa phân tích được tác động của việc thay đổi chế độ thủy văn tới nơi cư trú, bãi đẻ của các loài thủy sản.

Về mặt kinh tế xã hội chỉ mới tính toán tới tác động đối với vùng dự án mà chưa tính toán tới tác động đến các quốc gia lân cận.

Với vai trò đóng góp 38% cổ phần vào dự án, Việt Nam sẽ tổ chức 3 lần dự thảo xây dựng báo cáo kỹ thuật để tiến tới có báo cáo kỹ thuật hoàn chỉnh cuối cùng vào tháng 3-2020. Đồng thời tổ chức 2 hội thảo vùng để tham vấn ý kiến cộng đồng tại Hà Nội và Cần Thơ trước khi có cuộc họp đóng góp ý kiến đối với nước bạn.

Hiện tại trên hệ thống sông Mekong từ đầu nguồn đến nước ta đã có 11 công trình thủy điện do Trung Quốc xây dựng và đưa vào vận hành. Khu vực Lào, Thái Lan, Campuchia đang có kế hoạch xây dựng thêm 11 công trình nữa.

Qua khảo sát, các công trình phía Trung Quốc đã tác động đáng kể tới lượng phù sa, bùn cát, làm giảm hơn 50% tổng lượng phù sa hàng năm của lưu vực sông Mekong và tác động này không thể khắc phục do các công trình phía Trung Quốc đã hoàn thành.

Thủy điện Xayaburi bắt đầu chạy, dân Thái lo 'tương lai không còn'

TTO - Ngày 29-10, thủy điện Xayaburi ở Lào đã chính thức đi vào hoạt động, trùng với thời điểm sông Mekong ở Thái Lan khô hạn kỷ lục trong 100 năm qua. Những dự báo không mấy sáng sủa cho khu vực Hạ Mekong đang dần trở thành sự thật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

Ông Nguyễn Quốc Hận, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, chỉ ra bất cập khi tồn tại lượng lớn diện tích đất hoang hóa tại các địa phương.

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Thủ tướng: Nhiều vụ cán bộ bị xử lý kỷ luật có nguyên nhân là cấp trên 'ôm' việc cấp dưới

Bài học từ nhiều vụ việc khiến nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật, kể cả xử lý hình sự, Thủ tướng cho rằng có nguyên nhân từ việc cấp trên 'ôm' cả những việc cụ thể mà không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.

Thủ tướng: Nhiều vụ cán bộ bị xử lý kỷ luật có nguyên nhân là cấp trên 'ôm' việc cấp dưới

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 24 và 25-5

Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Quốc tang, diễn ra từ ngày 24 đến 25-5.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 24 và 25-5

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Công an xã - ‘lá chắn thép’ giữ bình yên cơ sở

Giữa biên giới xa xôi, nơi “phên giậu” Tổ quốc, hình ảnh người chiến sĩ công an lặng lẽ vượt núi, băng suối, cùng dân dựng nhà, tuyên truyền pháp luật, vận động từ bỏ tà đạo đã trở nên thân thuộc.

Công an xã - ‘lá chắn thép’ giữ bình yên cơ sở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar