20/12/2017 10:00 GMT+7

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới

TRẦN NGỌC LONG
TRẦN NGỌC LONG

TTO - Căng thẳng giữa các cường quốc, chiến tranh thương mại và các mối đe dọa khác như tấn công khủng bố, xung đột Nga-NATO có thể tác động xấu đến kinh tế thế giới năm 2018.

Báo cáo có tiêu đề "Triển vọng Đầu tư toàn cầu quý IV-2017" của Viện Đầu tư BlackRock (Công ty đầu tư BlackRock ở New York, Mỹ) đã đưa ra dự báo về 10 nguy cơ địa-chính trị có thể tác động xấu đến kinh tế toàn cầu, dẫn đến tình trạng bán tháo các tài sản rủi ro. 

 Ba nguy cơ hàng đầu 

Trong 10 nguy cơ địa-chính trị đáng lo ngại có ba nguy cơ hàng đầu. 

1. Hiệp định NAFTA sẽ chết? 

Vòng thứ 5 đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA gồm ba nước Mỹ, Canada, Mexico, có hiệu lực năm 1994) tại Mexico kết thúc vào tháng 11-2017 với ít tiến bộ đạt được về những điểm gây tranh cãi ít nhất trong hiệp định. 

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Mỹ, Canada và Mexico đang đàm phán lại NAFTA mà trong đó yêu cầu của Tổng thống Trump rất rõ là "lấy lại công bằng cho Mỹ, giảm thâm hụt thương mại cho Mỹ" - Biếm họa: Paresh Nath (báo The Khaleej Times, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất)

Nhà chiến lược Isabelle Mateos y Lago của Viện Đầu tư BlackRock đánh giá: "Kịch bản cơ bản của chúng tôi là đàm phán sẽ kết thúc vào đầu năm 2018". Bà thừa nhận do Mỹ vẫn giữ quan điểm cứng rắn, rất ít hy vọng đàm phán sẽ đạt được kết quả tích cực.   

Năm 2018 là năm bầu cử tổng thống ở Mexico. Nếu thỏa thuận về đàm phán lại NAFTA không đạt được kết quả vào đầu năm 2018, thời gian đàm phán có thể sẽ kéo dài trong năm.  

2. Kim Jong Un sẽ điên tiết hơn! 

Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa chủ yếu cho tình hình ổn định khu vực, an ninh của Mỹ và vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. 

Nhà chiến lược Lago bình luận: "Khả năng xảy ra xung đột vũ trang ngày càng lớn căn cứ những lần Triều Tiên bắn tên lửa bay trên Nhật, thử hạt nhân và khẩu chiến căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington. Điều này chỉ làm gia tăng nguy cơ sai sót hay tính toán sai lầm". 

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 2.

Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên khó dẫn đến chiến tranh công khai - Biếm họa: Patrick Chappatte (báo Le Temps, Thụy Sĩ)

Báo cáo của BlackRock đánh giá thấp khả năng xảy ra chiến tranh công khai quy mô vì nếu chiến tranh bùng nổ, các bên đều bị thiệt hại. 

Ngược lại, dự báo Mỹ sẽ tăng cường sức ép phi quân sự dưới hình thức trừng phạt hay răn đe Trung Quốc. Khủng hoảng Triều Tiên sẽ làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung vào lúc căng thẳng thương mại giữa hai nước gia tăng. 

3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ

Các vấn đề tranh chấp thương mại và tiếp cận thị trường sẽ thử thách mối quan hệ lâu dài Mỹ - Trung nhưng vẫn chưa thể tính được thiệt hại. Về kinh tế, bất đồng Mỹ - Trung có thể ảnh hưởng đến nhiều thị trường và lĩnh vực khác của kinh tế.

Các nhà chiến lược của BlackRock dự báo trong tương lai ngắn hạn, căng thẳng Mỹ - Trung có thể gia tăng nếu Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục duy trì chính sách dân tộc chủ nghĩa sau Đại hội đảng Trung Quốc kết thúc cuối tháng 10 vừa qua; Mỹ tiến hành hành động quân sự đối với Triều Tiên và/hoặc đụng độ ngẫu nhiên sẽ xảy ra trên biển Đông.

Mỹ và Trung Quốc có xu hướng căng thẳng lớn hơn do cạnh tranh kinh tế gia tăng và xích mích khó tránh khỏi giữa một cường quốc đang lên thách thức một cường quốc đã thiết lập"

Ông Tom Donilon - Chủ tịch Viện Đầu tư BlackRock

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 4.

Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên sẽ làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung - Biếm họa: Marian Kamensky (Áo)

Dù vậy trong ngắn hạn, Bắc Kinh và Washington vẫn tránh đối đầu công khai. Ngay cả khi Tổng thống Trump chỉ đích danh Trung Quốc nằm trong mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ thì nhà bình luận của Trung Quốc vẫn cho rằng chính quyền Bắc Kinh chỉ nhìn vào hành động chứ không vào lời nói của ông Trump.   

Có thể lấy phát biểu của ông Trump xem như dự báo cho năm 2018: "Ông Tập là con người tuyệt vời, một nhà lãnh đạo lớn, biết yêu Trung Quốc, yêu người dân Trung Quốc, song chúng ta phải làm gì đó về các khoản trợ cấp đang khiến nhân dân Mỹ bị thiệt hại". 

Từ tấn công khủng bố đến xung đột biển Đông

Ngoài ba nguy cơ hàng đầu kể trên, báo cáo của Viện Đầu tư BlackRock còn lưu ý đến bảy nguy cơ ít nghiêm trọng hơn trong tương lai ngắn hạn. 

Bảy nguy cơ này ảnh hưởng đến các thị trường tầm khu vực nhưng có thể trở thành tác nhân địa-chính trị.  

1. Tấn công khủng bố: 

Các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) và Al Qaeda sẽ tiếp tục tấn công. Ở châu Âu, các vụ tấn công khủng bố sẽ thúc đẩy cử tri ủng hộ các đảng cánh hữu phản đối chính sách mở cửa nhập cư. 

Các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc, phản đối mở cửa biên giới đã giành quyền lực ở Đức, Áo, Cộng hòa Czech.   

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 5.

Tấn công khủng bố gia tăng, cử tri châu Âu có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa dân tộc - Biếm họa: KAP (Tây Ban Nha)

2. Tấn công mạng quy mô lớn: 

Tấn công mạng sẽ xảy ra với Mỹ hay Nga (năm bầu cử 2018) đều có thể dẫn đến không khí thù địch giữa Washington và điện Kremlin. 

Nếu các suy đoán về thủ phạm tấn công mạng bị thúc đẩy quá đà sẽ dẫn đến gia tăng trừng phạt đối với Nga. Đây là thời điểm thử thách lòng trung thành của châu Âu với Mỹ vì Nga là thị trường lớn của châu Âu và châu Âu phụ thuộc Nga về khí đốt. 

3. Xung đột Nga-NATO: 

Xung đột diễn ra dưới hình thức ủy nhiệm. Khủng hoảng Syria sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu Mỹ xúi giục thay đổi chế độ ở Syria bằng cách gia tăng ủng hộ các phe chống Tổng thống Bashar al Assad. 

Lúc đó Bộ Tài chính Mỹ sẽ siết Nga bằng cách cấm mua trái phiếu chính phủ Nga và cổ phần của các công ty Nga trong danh sách cấm vận. 

Nói chung, trái phiếu chính phủ dài hạn là cách tốt nhất để phòng ngừa rủi ro và tự vệ trước làn sóng ồ ạt bán tháo cổ phiếu"

Báo cáo của Viện Đầu tư BlackRock

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 7.

Nếu chiến tranh leo thang ở Syria, Mỹ sẽ tăng sức ép cấm vận với Nga - Biếm họa: Ria.ru

4. Xung đột biển Đông: 

Trung Quốc đưa yêu sách thái quá về chủ quyền biển trong khi Mỹ và Nhật lại phản đối. 

Hải quân Trung Quốc đang chiếm ưu thế ở biển Đông. Các nước Đông Nam Á đang quan sát Trung Quốc dưới góc độ tiêu cực. 

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 8.

Nhiều nước Đông Nam Á đang rơi vào thế tam giác giữa họ, Mỹ và Trung Quốc - Biếm họa: Craig Stephens (Úc)

Song xét về tác động kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, dự báo sẽ không có nước nào công khai chống Trung Quốc. Báo cáo của BlackRock đánh giá thấp xác suất tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng. 

5. Leo thang ở Syria và Iraq: 

Tình hình Syria và Iraq sẽ dẫn đến tác động bất lợi đến giá dầu mỏ. Song Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không chỉ đạo giá dầu mà chính Mỹ và Nga sẽ làm điều đó một khi chiến tranh leo thang ở Syria và Iraq. 

6. Châu Âu phân rã: 

Các vụ tấn công khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện sẽ thúc đẩy quá trình phân rã đang diễn ra. Tây Ban Nha đã xóa bỏ quy chế tự trị của Catalonia. Hiện chưa thể dự báo được các toan tính ly khai tương tự nào đó manh nha từ chính sách nhập cư thất bại và chính sách thắt lưng buộc bụng của châu Âu. 

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 9.

Châu Âu có thể phân rã sau toán tính ly khai của Catalonia - Biếm họa: Peter Lewis (Úc)

7. Xung đột hai dòng Hồi giáo Sunni và Shiite: 

Tình hình đối đầu giữa Saudi Arabia với Iran sẽ leo thang tùy thuộc quan điểm "xóa bỏ và thay thế" của Tổng thống Trump với hiệp ước hạt nhân Iran. Giá dầu sẽ bị ảnh hưởng nếu Saudi Arabia và Iran sử dụng đến súng đạn và máy bay chiến đấu. 

10 nguy cơ địa-chính trị đe dọa kinh tế thế giới - Ảnh 10.

Mỹ, Saudi Arabia và Israel là đối trọng của Iran - Biếm họa: Carlos Latuff (Brazil)

TRẦN NGỌC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar