\u00d0\u1ec1n th\u1edd T\u0103ng B\u1ea1t H\u1ed5 \u1edf huy\u1ec7n Ho\u00e0i \u00c2n, B\u00ecnh \u00d0\u1ecbnh v\u1eeba l\u00e0m l\u1ec5 \u0111\u00f3n nh\u1eadn b\u1eb1ng di t\u00edch qu\u1ed1c gia v\u00e0o ng\u00e0y 17-9 v\u1edbi r\u1ea5t nhi\u1ec1u quan ch\u1ee9c t\u1eeb trung \u01b0\u01a1ng \u0111\u1ebfn \u0111\u1ecba ph\u01b0\u01a1ng, ng\u01b0\u1eddi d\u00e2n, h\u1ecdc sinh \u0111\u1ebfn d\u1ef1. " />
27/09/2013 02:08 GMT+7

10 năm chép sai chữ của Phan Châu Trinh

longhp
longhp

TT - Ðền thờ Tăng Bạt Hổ ở huyện Hoài Ân, Bình Ðịnh vừa làm lễ đón nhận bằng di tích quốc gia vào ngày 17-9 với rất nhiều quan chức từ trung ương đến địa phương, người dân, học sinh đến dự.

Việc được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đánh giá cao tầm vóc và cống hiến to lớn của chí sĩ yêu nước Tăng Bạt Hổ, qua đó giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Phóng to
Nhà nghiên cứu văn hóa Đặng Quí Địch chỉ những lỗi sai trên câu liễn - Ảnh: Trường Đăng

Tuy nhiên, tại đền thờ có đôi câu liễn chữ Hán khảm xà cừ rất trang trọng nhưng bị sai nhiều chữ nghiêm trọng. Ðây là một khiếm khuyết không chấp nhận được, bởi sự ra đời của đôi câu đối nguyên tác là một sự kiện quan trọng trong giới nhân sĩ trí thức Việt Nam thời đầu thế kỷ 20: nhân cái chết của nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ (1858-1906), cụ Phan Châu Trinh (1872-1926) đã làm câu đối này để điếu. Nguyên văn câu đối từng được Huỳnh Thúc Kháng chép trong tập Thi tù tùng thoại (xuất bản năm 1939), phiên âm như sau:

Tạp dư niên sơn hải gian quan, nhân giai bi kỳ ngộ, thiên nhược giám kỳ thành, tam đảo minh tiên, tráng chí cẩn năng thông Thượng quốc;

Trấp thế kỷ phong vân biến huyễn, nhân giai tranh dĩ trí, quân dục cạnh dĩ lực, cửu thu quy kiếm, hùng hồn do tự luyến Thần kinh.

(Huỳnh Thúc Kháng dịch: Ba mươi năm lẻ núi biển trải nhọc nhằn, ai cũng thương cho cảnh ngộ, trời hẳn thấy nhiệt thành, quất ngựa thẳng non thần, tráng chí mới thông miền Thượng quốc; Hai chục kỷ đời, gió mây chiều biến đổi, người đều đua lấy trí, ông muốn đấu bằng sức, quay gươm về nước cũ, hồn thiêng còn mến đất Thần kinh).

Năm 2003, đôi câu đối này được chọn để khắc khảm xà cừ thành đôi liễn trang trọng treo tại đền thờ Tăng Bạt Hổ ở Hoài Ân. Theo thứ tự, vế đầu của câu đối khắc sai tám chữ, theo thứ tự từ trên xuống là các chữ: tạp, quan, giai, thành, minh, tiên, cẩn, thượng; vế sau sai chín chữ: trấp, biến, huyễn, giai, dục, thu, do, luyến, kinh. Tổng cộng cả hai vế sai tới 17 chữ trong tổng số 56 chữ.

Về lỗi sai của các chữ Hán, phần lớn viết sai do không phân biệt chữ đồng âm, ví dụ chữ quan = ải bị viết thành quan = đau bệnh, minh = tiếng kêu viết thành minh = sáng, tiên = roi viết thành tiên = thần tiên. Thậm chí có lỗi sai nghiêm trọng như kinh = kinh đô bị viết thành kinh = kinh điển, thu = mùa thu viết thành thu = thu hoạch...

Có lẽ chính cụ Phan Tây Hồ cũng không ngờ chưa đến trăm năm sau khi mình mất, ngay tại quê hương Tăng Bạt Hổ đã viết sai tác phẩm của mình trầm trọng đến như vậy suốt mười năm. Ðiều đáng nói, nhà nghiên cứu Ðặng Quí Ðịch đã phát hiện những lỗi sai trên đây, và góp ý trong cuốn sách Chuyện cũ kẻ sĩ Bình Ðịnh xuất bản năm 2009. Nhưng cho đến lần tu sửa, nâng cấp vừa rồi với kinh phí hơn 5 tỉ đồng để khánh hạ trong ngày nhận bằng di tích quốc gia, câu liễn sai vẫn không được sửa.

Theo nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh, những lỗi sai này có thể do lúc chuẩn bị chữ Hán để khắc khảm xà cừ, người viết chữ không có trong tay bản nguyên tác chữ Hán để đối chiếu mà chỉ có bản phiên âm quốc ngữ hoặc chỉ nghe đọc âm Hán Việt nên viết ra chữ Hán sai nhiều đến như vậy.

Ngày 21-9, khi đề cập vấn đề này, ông Ðặng Hữu Thọ - giám đốc Ban quản lý di tích Bình Ðịnh - cho biết: "Chúng tôi đã tiếp nhận được ý kiến góp ý về câu liễn ở đền thờ Tăng Bạt Hổ, tuy nhiên cần được xác định chính xác sai như thế nào trước khi sửa chữa. Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức mời các cụ giỏi chữ Hán để tham khảo ý kiến".

Tuy nhiên, những lỗi sai trên đây là sai trong quá trình sao chép nhưng thiếu nguyên tác để đối chiếu. Cho nên việc cần làm để sửa là tìm bản nguyên tác chữ Hán câu đối của Phan Châu Trinh (đã in trong Thi tù tùng thoại như dẫn trên) và khắc lại đúng theo đó, chứ không phải kêu gọi các cụ giỏi chữ để bàn định.

TRƯỜNG ĐĂNG - LAM ĐIỀN

longhp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar