07/10/2020 17:17 GMT+7

1/3 máy tính được rà soát ở Việt Nam đang bị lây nhiễm mã độc

T. HÀ
T. HÀ

TTO - Sau khi kiểm tra, quét mã độc đối với hơn 300.000 máy tính, đã phát hiện trên 100.000 máy bị nhiễm mã độc, thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho biết.

1/3 máy tính được rà soát ở Việt Nam đang bị lây nhiễm mã độc - Ảnh 1.

Số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma (IP Botnet) của Việt Nam đang giảm mạnh từ khi chiến dịch được triển khai - Ảnh: T.HÀ

Sau một tháng triển khai chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020", Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center - NCSC, thuộc Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết đã rà soát trên 300.000 máy tính và phát hiện hơn 100.000 máy nhiễm mã độc. Như vậy, tỉ lệ máy tính tại Việt Nam được rà soát bị nhiễm mã độc chiếm tới khoảng 33%.

Đồng thời, số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma (IP Botnet) đang giảm mạnh từ khi chiến dịch được triển khai.

NCSC cũng cho biết trong phạm vi chiến dịch này đã nhận được hơn 7.000 phản hồi từ người dùng máy tính và mạng Internet về mã độc.

"Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020" là chiến dịch được NCSC thực hiện trên quy mô toàn quốc với sự phối hợp, đồng hành của các doanh nghiệp trong Liên minh phòng chống mã độc và xử lý tấn công mạng, cùng với sự tham gia của một số hãng bảo mật lớn trên thế giới.

Ông Trần Quang Hưng, giám đốc NCSC, cho biết: "Chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020 được thực hiện nhằm giảm tỉ lệ lây nhiễm mã độc cho Việt Nam. Các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí qua website: https://khonggianmang.vn. Chiến dịch hướng đến việc giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc, và giảm 50% địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong 10 mạng botnet phổ biến".

Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế, 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet lớn. Trong đó, theo NCSC, khối doanh nghiệp tư nhân và hệ thống mạng, thiết bị tại các hộ gia đình là nhóm đối tượng này chiếm phần lớn số lượng địa chỉ IP trên.

Thông tin chi tiết của chiến dịch xem tại: https://khonggianmang.vn/chiendich2020.

T. HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Ngay sau khi cập nhật về địa phương được thay đổi trên VNeID, nhiều người vô tư chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng mà không ngờ mình có thể là 'miếng mồi ngon' cho những kẻ lừa đảo.

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho hay tập đoàn này sẽ đầu tư hàng loạt dự án lớn tại Đà Nẵng trong thời gian tới.

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam (pha 1) có thông tin về 600 công nghệ chào bán dưới dạng thiết bị, máy móc; 50 nhu cầu tìm mua công nghệ; 150 chuyên gia tư vấn và môi giới công nghệ.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất cơ chế đăng ký hoạt động khoa học công nghệ đơn giản, linh hoạt hơn.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Công nghệ VR/AR cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh khối u, mạch máu, thần kinh hoặc cơ quan nội tạng mà không cần mổ hở...

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar