18/09/2020 18:10 GMT+7

Chiến dịch rà soát và bóc gỡ để giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc

T. HÀ
T. HÀ

TTO - "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020" là chiến dịch sẽ được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phối hợp với Liên minh phòng chống mã độc và xử lý tấn công mạng thực hiện.

Chiến dịch rà soát và bóc gỡ để giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc - Ảnh 1.

Chiến dịch nhằm mục tiêu giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc cho Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT), chiến dịch "Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020" sẽ được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center - NCSC Vietnam), thuộc Bộ TT&TT, thực hiện với sự phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong Liên minh phòng chống mã độc và xử lý tấn công mạng.

Đây là chiến dịch vì cộng đồng, hướng tới cá nhân, doanh nghiệp, cung cấp các công cụ kiểm tra, xử lý và bóc gỡ mã độc nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời cũng góp phần cải thiện mức độ tin cậy của quốc gia trong hoạt động giao dịch điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. 

Chiến dịch nhằm mục tiêu giảm tỉ lệ lây nhiễm mã độc cho Việt Nam, giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc, và giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến và Việt Nam không còn nằm trong báo cáo của các hãng về tỉ lệ lây nhiễm mã độc trong khoảng một khoảng thời gian, dự kiến là 2 tháng - Bộ TT&TT cho hay.

Với mục tiêu này, chiến dịch sẽ được triển khai trên diện rộng, các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí qua website https://khonggianmang.vn.

Theo thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, chiến dịch này triển khai chủ yếu phục vụ khối doanh nghiệp tư nhân và hệ thống mạng, thiết bị tại các hộ gia đình: nhóm đối tượng này chiếm phần lớn số lượng địa chỉ IP trên. Tuy nhiên, chiến dịch sẽ được triển khai trên toàn bộ không gian mạng và người dùng Internet Việt Nam.

Số liệu của Bộ TT&TT cho biết: Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế; 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet lớn.

T. HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar