01/04/2021 09:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Qua 26 năm giữ gìn và mang theo qua 27 lần chuyển nhà, nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Minh Long vừa trao tặng lại toàn bộ gần 1.000 kỷ vật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho gia đình nhạc sĩ mà đại diện là bà Trịnh Vĩnh Trinh.

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 1.

Ông Dương Minh Long (bìa phải) trao tặng bộ kỷ vật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà ông đã giữ suốt 26 năm cho gia đình nhạc sĩ - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ trao tặng vừa diễn ra ngày 29-3 tại Hà Nội, ngay trước thềm kỷ niệm 20 ngày nhạc sĩ tài hoa rời 'cõi tạm'. Ít ai biết, bộ kỷ vật quý giá này từng suýt bị đốt khi Trịnh Công Sơn mất.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ ngày 31-3, ông Dương Minh Long cho biết bộ kỷ vật này được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chuyển cho ông để làm một bộ phim tài liệu về Trịnh Công Sơn, một dự án chung của hai người.

Năm đó, ông Long được khám phá kho kỷ vật xúc động của nhạc sĩ họ Trịnh khi giúp ông sắp xếp lại tủ đựng kỷ vật.

Trở về từ chuyến quay phim cho ca khúc Có một dòng sông đã qua đời do Trịnh Vĩnh Trinh hát, ông Long có ý định làm một bộ phim tài liệu về Trịnh Công Sơn và thổ lộ điều này với nhạc sĩ. Trịnh Công Sơn đồng ý nên đã đưa dần những tư liệu cho ông Long trong 3 tháng cuối năm 1995.

Bấy giờ, ông Long đã sơ lược kịch bản, đưa ra danh sách 42 người cần gặp ở 14 tỉnh thành trên cả nước để làm phim. Nhưng sau đó, "cuộc đời xô đẩy", ông Long chưa kịp làm phim thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời.

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 2.

Trịnh Công Sơn từ một ô cửa sổ tại nhà riêng trên đường Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM năm 1994 - Ảnh: Dương Minh Long

Quá đau buồn, ông Long dự định làm triển lãm 25 bức ảnh Trịnh Công Sơn do ông chụp, sau đó sẽ đốt toàn bộ ảnh, phim ông đã chụp, quay "anh Sơn" cùng toàn bộ hiện vật của Trịnh Công Sơn mà ông đang giữ.

Rất may, khi ông chia sẻ ý tưởng này với một người bạn, ông được can ngăn đừng làm cái việc "có tội với những người yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn", và ông đã nghe theo.

Năm nay, nhân 20 năm ngày giỗ Trịnh Công Sơn 1-4, ông trao tặng lại gia đình nhạc sĩ toàn bộ hiện vật. Ông Nguyễn Trung Trực - đại diện gia đình Trịnh Công Sơn - đã bày tỏ lòng biết ơn và niềm "xúc động vô biên" với công lao sưu tầm, sắp xếp, phân loại và bảo quản hiện vật rất có nghề của Dương Minh Long trong suốt 26 năm.

Với bộ hiện vật, gia đình Trịnh Công Sơn dự định đưa vào bảo tàng Trịnh Công Sơn đang được gia đình vận động xây dựng tại TP Huế, và một phần gửi tới Không gian văn hóa Trịnh Công Sơn sắp được một doanh nghiệp hợp tác cùng với gia đình nhạc sĩ, ông Dương Minh Long xây dựng ở TP Hội An, bên dòng Thu Bồn.

Các hiện vật này cùng với những bức ảnh được chọn ra từ 10.000 bức ảnh do Dương Minh Long chụp nhạc sĩ họ Trịnh và bạn bè, gia đình trong 11 năm sẽ được dùng để tạo dựng không gian hình ảnh Trịnh Công Sơn tại đây và mở cửa cho công chúng.

Trong số gần 1.000 kỷ vật mà nhà nhiếp ảnh Dương Minh Long trao tặng cho gia đình Trịnh Công Sơn gồm bản thảo gốc chép tay những ca khúc đã phổ biến và chưa phổ biến; những ghi chép, phác thảo, sáng tác dở dang, thư tín, ảnh nhạc sĩ từ lúc sơ sinh đến cuối đời, tư liệu báo chí trong và ngoài nước viết về Trịnh Công Sơn...

Trong đó, có những tư liệu rất cảm động như bức thư Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Joan Baez, văn bản cấm nhạc của Trịnh Công Sơn của chính quyền Sài Gòn cũ, những bức thư tình, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của một người bạn gái ở Pháp của Trịnh Công Sơn, bản gốc các bài hát Dựng lại người dựng lại nhà, Nối vòng tay lớn...

Một số hình ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do Dương Minh Long chụp:

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 4.

Nhạc sĩ Văn Cao trò chuyện về kỷ niệm của những ca khúc với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Phạm Ngọc Thạch, TP HCM năm 1993

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 5.

Trịnh Công Sơn - Sài Gòn 1995

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 6.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát tại quán Nhạc Sỹ, số 7 Nguyễn Văn Chiêm, Q1- TP HCM năm 1997

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 7.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh, Nha Trang 1995

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 8.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh chuẩn bị cho chương trình ‘Huế - những bài ca không năm tháng’ năm 1995

1.000 ảnh và hiện vật quý về Trịnh Công Sơn lần đầu tiên công bố sau 26 năm - Ảnh 9.

Trịnh Công Sơn trong gian phòng thờ của gia đình, Sài Gòn 1995

Phim về Trịnh Công Sơn có kinh phí 50 tỉ đồng, từng sập bối cảnh vì mưa gió

TTO - Với kinh phí sản xuất 50 tỉ đồng, 'Em và Trịnh' là một trong những phim Việt tốn kém nhất từ trước đến nay. Phim quay ròng rã 5 tháng ở nhiều tỉnh thành, từng sập bối cảnh ngôi trường ở Tà Năng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Lâu lắm rồi, nghệ sĩ Hạnh Thúy mới trở lại vai trò đạo diễn ở sân khấu chuyên nghiệp với vở diễn có cái tên ngắn gọn: Ghen.

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar