TTCT - Đã đến lúc đào tạo y khoa phải hòa nhập với thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng đào tạo y khoa ở VN có quá ít thời gian cho thực hành. Sinh viên thường phải chen chúc nhau để được nhìn rõ thao tác của thầy, cô trong giờ thực tập ở bệnh viện-Ảnh tư liệu Nhưng thử hỏi các thầy cô có tích cực trong việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên hay không, hay chỉ dành một chút đầu giờ rồi chạy đi phòng mạch? Khi sinh viên thực hành, một bệnh nhân mà mấy chục sinh viên vây quanh, họ nhìn thấy được cái gì mà học? Sinh viên y khoa ở nước ngoài thông thường sẽ được học thực hành trên mô hình giống hệt như người thật, có phần mềm chấm điểm gắn kèm để sau mỗi kỹ thuật, phần mềm sẽ chấm điểm xem sinh viên thao tác chuẩn hay chưa. Chỉ khi học xong ĐH và bước vào giai đoạn đào tạo sau ĐH, họ mới được thăm khám cho bệnh nhân. Ở nước ngoài cũng như ở VN, bệnh nhân đều rất ngại để sinh việc thực tập khám cho họ. Nhưng vì sao sinh viên y ở nước ngoài vẫn sớm làm việc độc lập được hơn sinh viên VN? Đó là do sự tận tụy truyền dạy của người thầy và thời gian học y khoa đích thực là để học chuyên môn. Ở VN thời gian học y khoa là sáu năm, không quá ngắn nhưng sinh viên lại phải học quá nhiều, trong đó có nhiều môn phụ không cần thiết. Trước đây mới chấm dứt chiến tranh, đào tạo y khoa ở mình là đào tạo bác sĩ đa khoa, kiểu bác sĩ tuyến xã, huyện, cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu, chưa chú trọng đến chuyên khoa. Một vấn đề nữa là môi trường thực hành, ở nước ngoài trường ĐH y có bệnh viện riêng, nước mình thì trường và bệnh viện lại tách rời. Trong khi vào trường 300 em thì ra trường cũng xấp xỉ 300 em, chỉ các em bị ốm đau hoặc chuyển nghề mới không ra trường cùng các bạn, sàng lọc trong thời gian học hầu như không có. Điều này khác hẳn ở nước ngoài. Đang có những bất cập trong đào tạo y khoa ở VN, mà đào tạo ở đây là các trường y công lập và có truyền thống, còn các trường mới mở, điều kiện giảng viên và tuyển đầu vào sẽ hạn chế hơn các trường y có truyền thống. Khi đó bên cạnh việc gặp phải những vấn đề như bác sĩ ở các trường công lập đã gặp, các bác sĩ tương lai ở các trường mới mở sẽ gặp phải thêm hai vấn đề là năng lực đầu vào và thái độ học tập. Nghề y gắn bó với tính mạng con người, như ở nước ngoài chuyên khoa nào càng nguy hiểm, bệnh nhân dễ tai biến thì thời gian học chuyên khoa càng dài, dài nhất có khi là năm năm, trong khi chuyên khoa học ngắn nhất chỉ hai năm. Tôi cho rằng không nên mở rộng đào tạo khi chưa đủ những điều kiện về cơ sở thực hành và giảng dạy. ■ Tags: Đào tạo ngành yThấy gì mà họcHọc gì ở ngành yNgành y hội nhập
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác ĐỨC PHÚ 08/07/2025 Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.
Người đàn ông cởi trần đứng giữa đường sắt có chắn, tàu hỏa Bắc - Nam tông thiệt mạng ĐỨC TRONG 08/07/2025 Vụ tai nạn xảy ra chiều 8-7 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua xã Suối Kiết, tỉnh Lâm Đồng khiến người đàn ông chết tại chỗ.
Báo chí Tây Ban Nha ca ngợi nhà vô địch Lê Quang Liêm 'chắc như đá granit' và khiêm tốn HUY ĐĂNG 08/07/2025 El Pais, tờ báo uy tín của Tây Ban Nha, ví von Lê Quang Liêm như 'đá granit' sau chiến thắng ấn tượng của anh trước cựu vua cờ Viswanathan Anand để vô địch giải Leon Masters, diễn ra tại Tây Ban Nha.
Đổi người lái để 'trốn' phạt, tài xế và hợp tác xã vận tải đối mặt giấy phạt 80 triệu HỒNG QUANG 08/07/2025 Đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nhưng anh T. vẫn lái xe chở khách. Gặp cảnh sát giao thông, anh T. nhờ anh D. tự nhận là người lái xe.