31/08/2014 16:01 GMT+7

​Liên minh châu Âu giơ cao phạt khẽ?

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TTO - Liên minh châu Âu (EU) vừa ra tối hậu thư với Nga. Tuy nhiên, phản ứng của Nga trước biện pháp cấm vận của EU khiến khối này thiệt hại nhiều hơn.

Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại hội nghị EU ở Brussels ngày 31-8 - Ảnh: Reuters

Sau cuộc họp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, các nhà lãnh đạo EU tuyên bố Nga phải lập tức rút lực lượng và khí tài ra khỏi miền đông Ukraine, nếu không sẽ bị trừng phạt kinh tế.

EU cho Matxcơva một tuần để thực hiện yêu cầu này. Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh EU sẽ chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp trừng phạt trong vòng một tuần nữa.

Tuy nhiên khi giới truyền thông quốc tế đặt câu hỏi về hạn chót mà EU đề ra để trừng phạt Nga, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Herman Van Rompuy thừa nhận: “Điều đó còn tùy thuộc diễn biến tình hình”.

Sự chia rẽ thể hiện rõ rệt khi sau đó Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga là “vô nghĩa và phản tác dụng”. Thủ tướng Fico đe dọa sẽ bỏ phiếu bác bỏ bất kỳ biện pháp nào ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của Slovakia.

Quả thật không dễ để EU hành động mạnh tay với Nga. Hồi giữa tuần các nhà lãnh đạo châu Âu được thông báo rằng GDP của khối đồng euro không tăng so với quý trước.

Khi EU công bố các biện pháp trừng phạt Nga cuối tháng 7, Matxcơva trả đũa bằng lệnh cấm nhập khẩu thịt, cá, trái cây, rau quả và các sản phẩm sữa từ EU.

Điều đó khiến Thủ tướng Hungary Viktor Orban phải thừa nhận rằng lệnh cấm vận gây thiệt hại cho phương Tây nhiều hơn là cho Nga. “Trong chính trị, đó là hành vi tự bắn vào chân mình” - Thủ tướng Orban so sánh.

Các nhà kinh tế khu vực ước tính nếu không có cấm vận, GDP châu Âu dự kiến tăng 1% trong năm nay. Cấm vận sẽ khiến GDP giảm tức thời 0,1 hoặc 0,2%, nhưng điều đáng lo là xung đột với Nga sẽ khiến giới doanh nghiệp lo ngại, không dám mạnh tay đầu tư và tuyển dụng. Khi đó, tác động đối với nền kinh tế châu Âu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Nghiên cứu của Hãng Fitch cho biết nền kinh tế châu Âu còn phải tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt Nga cho đến ít nhất năm 2030. Và một số nền kinh tế lớn ở châu Âu như Ý sẽ lập tức rơi vào khủng hoảng nếu Matxcơva cắt nguồn cung khí đốt.

Các biện pháp trừng phạt Nga thực tế là con dao hai lưỡi đối với EU. Vì thế, sẽ không lạ nếu EU chỉ tuyên bố lớn tiếng chứ không thực sự siết chặt các biện pháp cấm vận Nga một cách ngặt nghèo như Mỹ và Ukraine mong muốn.

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống Patriot - 'lá chắn sống còn' của Ukraine

Trong làn mưa tên lửa của Nga, Patriot không chỉ là hệ thống lá chắn phòng không hàng đầu mà còn là biểu tượng của hy vọng và cam kết từ phương Tây dành cho Ukraine.

Hệ thống Patriot - 'lá chắn sống còn' của Ukraine

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Israel đã phát động chiến dịch “Cờ đen” nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen sau nhiều tháng leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ.

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào một thế lưỡng nan ngày càng rõ nét.

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Hệ thống chính trị Mỹ không có chỗ cho một đảng lớn thứ ba, trong khi chính ông Musk có thể là nguồn cơn lớn khiến chính đảng mới thành lập của mình thất bại.

Đảng nước Mỹ của tỉ phú Musk có thể 'chết yểu' vì chính ông?

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Lãnh đạo Nga, Trung vắng mặt tại BRICS, tạo cơ hội khối này "mềm hóa" hình ảnh và tăng tiếng nói cho các nước đang phát triển.

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ

Chiều 3-7 (giờ Washington), Hạ viện Mỹ đã thông qua siêu dự luật Lớn và Đẹp - một trong những dự án luật tham vọng và có ảnh hưởng sâu rộng nhất nhiều năm qua.

Dự luật Lớn và Đẹp chia rẽ nước Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar