20/08/2014 13:59 GMT+7

​Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của dân

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TT - “Quản lý nhà nước không phải là giành thuận lợi cho chúng ta, mà quản lý là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp - Ảnh: Chinhphu.vn

* Đề xuất giảm 43 ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói như vậy ngày 19-8 khi thường trực Chính phủ họp với các bộ, ngành thảo luận và cho ý kiến vào báo cáo rà soát, xây dựng danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh; danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và danh mục ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) và dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, qua rà soát cho thấy hiện có 51 ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, kinh doanh và bộ đã đề xuất danh mục chỉ còn tám ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh.

Việc hạn chế quyền công dân phải được quy định trong luật

Đề xuất 8 ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh

Danh mục tám ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh đề xuất gồm:

Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; kinh doanh chất ma túy; sản xuất kinh doanh, tàng trữ, tiêu dùng và xuất khẩu hóa chất (bảng 1 theo quy định pháp luật); kinh doanh các loại pháo; kinh doanh, tổ chức mại dâm, buôn bán người; kinh doanh thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến; thử nghiệm sinh sản vô tính trên người; sản xuất các sản phẩm biến đổi gen.

Về danh mục lĩnh vực, ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, kết quả rà soát cho thấy toàn bộ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh được quy định tại 391 văn bản pháp luật (gồm 56 luật, 8 pháp lệnh, 115 nghị định, 176 thông tư, 26 quyết định của bộ trưởng và hai văn bản của bộ) với 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 16 bộ, ngành.

Từ kết quả rà soát và đánh giá, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất bãi bỏ một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện không còn cần thiết, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng, không cụ thể, chuyển một số điều kiện kinh doanh từ hình thức cấp giấy phép sang áp dụng hình thức tự đăng ký thực hiện.

Theo đó, kết quả rà soát sơ bộ cho thấy có khoảng 15% ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có thể bãi bỏ (bãi bỏ 56/386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).

Tại cuộc họp, ý kiến của các bộ, ngành, ý kiến của các thành viên Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ đều nhất trí với đề xuất, kiến nghị của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh theo tinh thần của Hiến pháp và quy định về quyền tự do kinh doanh của người dân trong Hiến pháp, việc hạn chế quyền công dân phải được quy định cụ thể trong luật.

Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm thực hiện nguyên tắc doanh nghiệp, người dân được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo các danh mục đảm bảo chất lượng, khả thi để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại kỳ họp tới.

Việc xây dựng danh mục và những quy định đặt ra phải nhằm đạt mục tiêu cao nhất là đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện công khai, minh bạch, hạn chế sự tùy tiện, nhũng nhiễu và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Không ưu đãi các ngành, nghề khai thác tài nguyên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành có trách nhiệm, khẩn trương, tiếp tục và chủ động rà soát các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh bị hạn chế hoặc phải có điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực mình quản lý để bãi bỏ nếu đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn, không còn cần thiết cho mục tiêu quản lý nhà nước.

Hoặc phải bổ sung ngành, nghề đầu tư, kinh doanh vào danh mục hạn chế hoặc phải có điều kiện kinh doanh nếu thấy nhất thiết phải quản lý.

Mặt khác, phải tiếp tục rà soát danh mục để giảm bớt các điều kiện không cần thiết hoặc chỉ công bố để hậu kiểm.

Thủ tướng lưu ý việc rà soát để bãi bỏ hoặc bổ sung phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn cuộc sống; phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập, bao quát và đảm bảo xử lý được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những vấn đề mới, đòi hỏi mới mà cuộc sống đặt ra.

Về danh mục ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) và dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với đề xuất không ưu đãi đầu tư đối với các ngành, nghề khai thác tài nguyên, khoáng sản và khoảng 40 ngành, nghề, sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dù các ngành, nghề này đầu tư ở địa bàn ưu đãi đầu tư.

Chính sách ưu đãi về ngành, nghề, địa bàn đầu tư sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.

Hàng nghìn giấy phép “cha”, “con”, “cháu”

Qua rà soát cho thấy tổng cộng đối với 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì có tới 895 điều kiện kinh doanh “cấp 1” (giấy phép “cha”), 2.129 điều kiện “cấp 2” (giấy phép “con”) và 1.745 điều kiện “cấp 3” (giấy phép “cháu”).

Các điều kiện kinh doanh thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức, cụ thể: có 110 ngành, nghề yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh với 171 loại giấy phép kinh doanh; 83 ngành, nghề yêu cầu có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với 62 loại giấy chứng nhận; 44 loại ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề với 53 loại chứng chỉ hành nghề; 11 ngành, nghề yêu cầu xác nhận vốn pháp định; 345 ngành, nghề yêu cầu phải có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

V.V.THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

VPBank và MobiFone hợp tác toàn diện xây dựng hệ sinh thái

Ngày 2-7, VPBank và MobiFone chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hướng tới xây dựng hệ sinh thái tích hợp viễn thông và tài chính - ngân hàng, mở rộng dịch vụ số đến hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.

VPBank và MobiFone hợp tác toàn diện xây dựng hệ sinh thái

Lợi nhuận ‘vênh’ tiền tỉ sau kiểm toán: Góc khuất chất lượng kế toán hay cố tình gian dối?

Thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tục xử phạt các doanh nghiệp niêm yết do công bố báo cáo tài chính tự lập có sai lệch đáng kể so với báo cáo kiểm toán.

Lợi nhuận ‘vênh’ tiền tỉ sau kiểm toán: Góc khuất chất lượng kế toán hay cố tình gian dối?

Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo tại triển lãm ngành cơ khí

Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo 2025 quy tụ gần 500 nhà trưng bày đến từ hơn 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây được đánh giá là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thêm công nghệ mới.

Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo tại triển lãm ngành cơ khí

EVNSPC đảm bảo dịch vụ điện khi chuyển giao, sáp nhập

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chủ động triển khai công tác sắp xếp, sáp nhập các công ty điện lực thành viên đồng bộ với việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố.

EVNSPC đảm bảo dịch vụ điện khi chuyển giao, sáp nhập

'Kiểm tra, xử lý hàng giả rất gian nan, mới đến chợ đã bị theo dõi'

"Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trên thị trường rất gian nan. Có những lần chúng tôi đến các chợ, chưa kịp kiểm tra đã bị theo dõi. Ngay từ cổng chợ đã có người bám sát, thông báo qua Zalo, camera khắp nơi".

'Kiểm tra, xử lý hàng giả rất gian nan, mới đến chợ đã bị theo dõi'

Đổi địa chỉ mới: Việc doanh nghiệp cần làm để tránh sai một ly, đi một dặm

Từ ngày 1-7, việc chuyển đổi địa giới hành chính sang 2 cấp đặt ra khối lượng công việc lớn, đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng của doanh nghiệp để tránh rủi ro và gián đoạn hệ thống trong vận hành.

Đổi địa chỉ mới: Việc doanh nghiệp cần làm để tránh sai một ly, đi một dặm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar