10/12/2020 09:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

YouTube sẽ xóa mọi video cáo buộc ông Trump thua là do gian lận

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - YouTube, nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới hiện nay, đã chấp nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 3-11 vừa qua là sự thật lịch sử.

YouTube sẽ xóa mọi video cáo buộc ông Trump thua là do gian lận - Ảnh 1.

YouTube hiện có 2 tỉ người dùng hằng tháng và nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới - Ảnh: REUTERS

Theo thông báo lúc 21h03 ngày 9-12 đến những người sáng tạo nội dung, YouTube cho biết sẽ xóa mọi video mới có nội dung cáo buộc Tổng thống Donald Trump thua ông Joe Biden là do gian lận hoặc sai sót phiếu bầu. 

Về cơ bản, YouTube hiện đã xem chiến thắng của ông Biden và thất bại của ông Trump là "sự thật lịch sử", và do đó YouTube sẽ xử lý các video mới, đưa ra tuyên bố ngược lại. 

YouTube cũng cho biết các chính sách của họ nghiêm cấm các video có nội dung cáo buộc gian lận hoặc sai sót làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng "trong một số trường hợp, khi chưa có kết quả cuối cùng, họ cho phép các quan điểm gây tranh cãi về kết quả hoặc quy trình kiểm phiếu của cuộc bầu cử, trong lúc chờ các quan chức làm công việc của mình để hoàn thành việc kiểm phiếu và xác thực kết quả".

Giờ đây, nhiều tiểu bang ở Mỹ đã chứng nhận kết quả bầu cử, xác định ông Biden là tổng thống đắc cử, do đó YouTube sẽ xóa mọi video đăng lên từ ngày 9-12 trở đi nếu nội dung "gây hiểu lầm cho mọi người bằng cách cáo buộc rằng đã có gian lận hoặc sai sót trên diện rộng làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020".

Tuy vậy, những video đã đăng lên trước ngày 9-12 vẫn được tồn tại ngay cả khi chúng đưa ra những tuyên bố tương tự rằng Trump thua và Biden thắng vì gian lận hoặc sai sót.

Thông báo về chính sách của YouTube được đưa ra một ngày sau thời hạn chót, theo truyền thống, để phản đối kết quả bầu cử ở cấp tiểu bang, ngày 8-12. Đây là một cột mốc làm tăng thêm sự tin cậy rằng kết quả của cuộc bầu cử là không thể tranh cãi.

Theo trang Cnet, cả YouTube và các mạng xã hội như Facebook, Twitter đều phải vật lộn với những thông tin sai lệch về bầu cử Mỹ năm nay. Các chính sách của các công ty này gây ra tranh cãi không chỉ về những gì họ cho phép hay không cho phép, mà còn về khả năng của các nền tảng này trong việc thực thi đầy đủ các quy tắc họ đặt ra. Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai đã được triệu tập trước Quốc hội Mỹ hai lần trong bốn tháng trước cuộc bầu cử Mỹ.

YouTube hiện có 2 tỉ người dùng hằng tháng và nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới.

YouTube cho biết đã đóng hơn 8.000 kênh và "hàng ngàn video liên quan đến bầu cử có nội dung hại và gây hiểu lầm" từ tháng 9-2020. Có 77% trong số những video bị xóa bị gỡ xuống trước khi có 100 lượt xem. Hơn 70% các video đề xuất về các chủ đề liên quan đến bầu cử hướng mọi người đến các nguồn tin mà YouTube cho là có thẩm quyền, đáng tin cậy. 

Cụ thể, 10 kênh tin tức có thẩm quyền hàng đầu được đề xuất nhiều hơn 14 lần so với 10 kênh không có thẩm quyền hàng đầu về tài liệu liên quan đến bầu cử.

Bộ Tư pháp Mỹ: Không thấy bằng chứng gian lận bầu cử trên diện rộng

TTO - Bộ trưởng Tư pháp William Barr tuyên bố đã không tìm thấy bằng chứng về gian lận cử tri trên diện rộng trong cuộc bầu cử tháng trước, ngay cả khi Tổng thống Trump tiếp tục các nỗ lực pháp lý để đảo ngược kết quả.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar