14/08/2021 13:48 GMT+7

Yêu xa thời COVID-19

THẢO THƯƠNG
THẢO THƯƠNG

TTO - Đại dịch COVID-19 kéo dài, những người yêu nhau, những đôi vợ chồng không chung nhà bị cách trở nên phải yêu xa. Họ vượt qua ngày khó khăn, xa cách để giữ nhau mỗi ngày theo cách riêng của mỗi người.

Yêu xa thời COVID-19 - Ảnh 1.

Chị Thanh Huyền (TP Thủ Đức, TP.HCM) gọi điện thoại facetime cho người yêu ở Bình Định trong thời gian yêu xa - Ảnh: HOÀNG AN

Dĩ nhiên yêu xa thì rất nhớ và cô đơn! Nhưng thời gian khủng khiếp do COVID-19 gây ra cũng là một thử thách để thử độ bền trong tình cảm. Những món quà như ngày thường hay những chuyến đi, sự gặp mặt... đều có giá trị; nhưng trong hoàn cảnh dịch, chỉ có thông cảm, hiểu cho nhau, đồng hành cùng nhau thì giá trị vô vàn, giúp những người yêu nhau vượt qua được thử thách, sớm đoàn tụ.

Bà Chế Dạ Thảo

Để giống "được yêu như ngày thường", mỗi người ở tình huống này đều có chung mẫu số, đó là luôn nuôi dưỡng niềm tin.

Gửi nụ hôn, nỗi nhớ... qua online

Không gặp nhau vì dịch giã, có người chỉ xa nhau vài tuyến phố, có người vài trăm cây số, thậm chí cách nhau cả "đường chim bay"... nhưng ai cũng gặp nhau mỗi ngày, trao gửi niềm yêu thương qua online.

Yêu nhau 2 năm qua, công việc văn phòng của chị Nguyễn Thị Lan (TP.HCM) và nhiệm vụ an ninh sân bay của anh Nguyễn Văn Quốc (quê tỉnh Đồng Nai) không hề cách trở. Nhưng dịch bùng mạnh ở TP.HCM khiến công việc anh dừng lại, 2 người đều ở nhà. 

Khoảng cách hai tỉnh, thành này chưa bao giờ xa xôi như thế trong "mùa corona".

"Tôi ở nhà dưới TP Biên Hòa (Đồng Nai). Chúng tôi gặp nhau mỗi ngày qua Facebook hoặc cuộc gọi hình. Một hai ngày đầu thì không sao, nhưng dần dà mãi cũng chán. Tôi và bạn gái thường xuyên cãi nhau, hớ ra là bạn gái tôi giận, rồi khóa Facebook, chặn điện thoại. 

Nhưng ai cũng sợ cô đơn trong lúc này nên kết nối lại. Ăn, ngủ, nhớ nhung... chúng tôi đều gửi qua nhau bằng online. Tôi mới tổ chức sinh nhật online cho người yêu, một quả bánh tôi tự làm, sau đó lưu lại kỷ niệm đăng Facebook. Điện thoại lúc nào cũng kề bên người, kiểu như là... người thương gián tiếp", anh Quốc kể lại.

Hay câu chuyện "xa xôi vô cùng", như lời kể của chị Nguyễn Thị Ánh Phương (đường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM) khi nói về chuyện vợ chồng xa nhau gần 2 tháng, dù chỉ cách nhau chưa đến 10 phút chạy xe cho 2 tuyến đường. 

Chị Phương sang thăm mẹ ở đường Trần Quốc Toản, không may trở thành F1; nhà chồng chị ở Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) cũng bị cách ly. 

"Mỗi tối vợ chồng đều video call (gọi bằng âm thanh hình ảnh - PV). Chồng tôi rất ghen, mà thời gian qua tôi bị mắc kẹt ở nhà mẹ, sát nhà mẹ lại là nhà người yêu cũ thời xưa. Anh đó vừa ly hôn vợ nên chồng tôi nói là không sợ "con corona" mà chỉ sợ... "tình địch". 

Mỗi tối nói chuyện xong là phải hôn nhau qua điện thoại, nhưng vừa chuẩn bị hôn thì điện thoại tôi hết pin tắt nguồn, vô tình 2 - 3 hôm như thế vì mỗi khi nói chuyện là rất lâu. Thế là chồng nổi máu "Hoạn Thư", nhưng chuyện đâu lại vào đấy. Yêu xa có cái khó, có sự đợi chờ đằng đẵng nhưng cũng đo được tình cảm của vợ chồng trong lúc này", chị Phương giãi bày.

Thừa nhận việc mâu thuẫn, giận hờn trong tình yêu là chuyện không thể tránh khỏi, chưa kể tâm trạng mỗi người ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, phong tỏa vì đại dịch và những sa sút về kinh tế... nên cũng có cặp đôi "tự vệ" cho tình yêu của mình bằng cách online... không thường xuyên. 

Đó là câu chuyện của anh N.T.Văn (tỉnh Lâm Đồng) và chị Ái Thư (TP.HCM). Mùa dịch trước, anh Văn gặp khó khăn ở TP nên quyết định bỏ phố về quê làm vườn rau. 

Thư liên lạc thường xuyên, nhưng gần đây khi đỉnh dịch căng thẳng, mối quan hệ cũng bắt đầu vì vườn rau của anh Văn chưa tìm đường ra tiêu thụ. 

Thư chia sẻ: "Tôi điện thoại thấy anh lúc nào cũng không muốn nói chuyện hoặc rất qua loa. Sau đó, tôi nhắn tin là thống nhất 2 ngày sẽ gọi 1 lần và sẽ hỗ trợ anh kết nối mang rau về TP bán. 

Giúp được nhau qua công việc, anh bớt áp lực thì câu chuyện của bọn tôi cũng giảm căng, tăng hàn gắn lên dần. Nhưng mà tôi sợ gọi nhiều, thấy nhau nhiều cũng khó mà thú vị. Nên cứ xa cho... nhớ, cho gần hơn".

Nuôi lòng tin

Bà Chế Dạ Thảo, chuyên gia tâm lý Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng việc kết nối để duy trì mối quan hệ trong mùa dịch rất là quan trọng. 

Mỗi vợ chồng, mỗi đôi yêu nhau phải xác lập tâm thế là ai trong giờ phút này cũng rất nhạy cảm bởi áp lực khó khăn từ công việc đến cuộc sống, sức khỏe... nên mâu thuẫn, lạnh nhạt là điều chắc chắn, thậm chí nóng giận bởi cả hai bên đều rất khó khăn để có sự thấu hiểu. 

Ai cũng không còn dịu dàng, ngọt ngào; tự bản thân chúng ta cũng như vậy trong mùa dịch. Vì thế, ta cần tăng kết nối bằng online, kết nối đời sống bằng cách đưa ra những kế hoạch dự định cho 2 người khi hết dịch. 

Còn mỗi ngày cũng vậy, phải lập kế hoạch. Chẳng hạn, hôm nay cùng tập thể dục, bạn trai hít đất bao nhiêu cái, bạn gái tập plank bao nhiêu giây... nếu làm được thì cả hai được gì, thưởng nhau cái gì... 

Điều đó để mỗi người hứng thú, có việc để gặp nhau mỗi ngày mà đỡ nhàm chán. Hoặc là có thể nói về họ hàng người thân để tăng tính kết nối, đổi mới câu chuyện. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lòng tin, xây dựng cho được nguyên tắc ngầm, chia sẻ hoạt động mỗi ngày của mỗi người để mỗi bên hiểu, rồi thói quen chia sẻ cảm xúc trong đời sống".

Bà Thảo lưu ý thêm về những việc nhỏ trong mối quan hệ của hai người nhưng những yếu tổ ảnh hưởng đến "lửa" trong tình cảm như ngày kỷ niệm, ngày cưới, sinh nhật hoặc ngày đặc biệt nào đó thì không nhất thiết phải quà cáp trong lúc dịch, quan trọng là tạo ra được sự hào hứng. 

"Điều đó để thấy rằng lúc này không quá quan trọng là sinh nhật phải quà nọ quà kia, mà quan trọng lúc này là sức khỏe, là món quà tinh thần như quay clip, tặng bài hát tự thâu... 

Chúng ta nhắc lại, kể lại là đã nhớ về nó, đã nuôi dưỡng giữ gìn, từ đó tạo được sự hào hứng cho cả hai người", bà Thảo nhấn mạnh.

trang yeu xa

Nhà tuy gần mà xa - Ảnh: MINH ANH

Theo một chuyên gia tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc "giữ lửa" trong khoảng thời gian yêu xa, trong hoàn cảnh dịch giã này không khó.

"Chỉ cần một trong hai người tâm lý một xíu, hiểu rõ người mình yêu, hiểu vợ hoặc chồng thì có thể tạo ra được niềm vui nhỏ nhưng có giá trị lan tỏa cho những ngày sau. Rồi ngày sau cứ thế tiếp nối và tạo ra niềm vui nhỏ mới.

Chẳng hạn, có cặp đôi yêu nhau, lúc ở gần nhau thì như "chó với mèo", nhưng khi xa nhau họ rất biết cách làm thương nhau, nhớ nhau, lâu lâu người này tạo cho người kia những bất ngờ nho nhỏ, như chụp ảnh món ăn trước đây chưa bao giờ làm; hay dịp sinh nhật ship một món quà vào cuối ngày, lúc gần như hết hy vọng, để người kia vỡ òa cảm xúc; hoặc chụp ảnh những nơi hết dịch sẽ cùng "lên đường"...

Để làm được thế, tất nhiên trên cơ sở tin tưởng nhau, thì dù có ngăn cách cả vòng Trái đất, thời gian có đằng đẵng thì cũng "chịu thua" tình cảm của hai người", vị này nhận định.

'Giữ lửa' yêu xa thời COVID-19

TTO - Đại dịch đã kéo dài hơn 1 năm, với những cặp đôi yêu xa thì khoảng thời gian đó càng dài đằng đẵng, đầy thử thách.

THẢO THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar