27/12/2021 09:21 GMT+7

Yêu đời, yêu người như Thanh Kim Huệ

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Ai cũng nói Thanh Kim Huệ trẻ lâu, không chỉ về sắc diện, phong cách mà cả trong giọng hát. Có vẻ như từ lúc thành danh đến trước khi đổ bệnh, Thanh Kim Huệ chưa bao giờ ca dở, chưa bao giờ vì tuổi tác mà ảnh hưởng đến làn hơi.

Yêu đời, yêu người như Thanh Kim Huệ - Ảnh 1.

Ảnh: ca sĩ ĐÌNH TRÍ cung cấp

Làm việc với chị Thanh Kim Huệ rất dễ chịu. Đã làm nghệ thuật thì chỉ nghĩ đến những gì liên quan đến nghệ thuật, không bị ảnh hưởng bởi những thứ râu ria khác. Bởi vậy hỏi sao bạn nghề không quý người chị hồn nhiên, hiền lành đó!

Soạn giả HOÀNG SONG VIỆT

Sáng 26-12, đông đảo nghệ sĩ và khán giả đã đến tiễn đưa NSƯT Thanh Kim Huệ về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang hoa viên Bình Dương. Nhìn chiếc quan tài trắng như trôi giữa dòng người, không ít khán giả lấy tay chậm khóe mắt...

Thức dậy từ 5h sáng, chị Kim Tiến (quận 12, TP.HCM) đến rất sớm, dựng xe máy ké né góc xéo xéo nhà Thanh Kim Huệ rồi đứng chờ.

Chị nói: "Bà ngoại tui mê giọng cô Thanh Kim Huệ, tới má tui rồi tới tui, nghe từ băng cassette miết tới giờ là bật đĩa, YouTube. Bài nào cô hát nghe cũng đã. Mà có nghe nói cổ bệnh gì đâu, mới sân sẩn đây giờ ra đi đột ngột quá...".

Lần đầu tiên Thanh Kim Huệ thể hiện nhân vật Lan trên sân khấu – Video: Nghệ sĩ Gia Bảo cung cấp

1. Nhiều khán giả bày tỏ giọng hát Thanh Kim Huệ quyến rũ vì nghe sướng lỗ tai. Với những người mộ điệu cải lương thật sự yếu tố nghe hết sức quan trọng. Người ta hay nói là nghe ca cải lương chứ ít ai nói đi coi cải lương.

Chính vì tâm lý đó nên theo lời kể của một số nghệ sĩ kỳ cựu, ông bầu Long của đại bang Kim Chung lừng lẫy thời ấy khi nhận kịch bản của soạn giả thường đếm xem có bao nhiêu câu vọng cổ trong đó, nếu đúng số lượng theo yêu cầu thì mới tính tới những yếu tố khác.

Thanh Kim Huệ ban đầu không có giọng ca hay, nhưng về với đoàn Kim Chung rồi bà không cho phép mình hát dở. Các nghệ sĩ đàn chị hồi đó thừa nhận Huệ rất chịu khó. Có khi tập một bài lý mất một tháng bà cũng không nản.

Đến hôm nay, nếu nghe kỹ giọng Thanh Kim Huệ vẫn thấy dấu ấn thoáng qua của vài tài danh như Lệ Thủy, Mỹ Châu và cả Thanh Tuấn. Thế nhưng, rõ ràng bà góp nhặt những ưu điểm của người khác, mày mò rèn luyện để rồi nó là của bà, đặc trưng riêng của bà.

Thanh Kim Huệ và Trọng Hữu ca bài Chợ mới của soạn giả Trọng Nguyễn

Đời thường Thanh Kim Huệ khá nhút nhát, hiền lành, thế nhưng với những chuyện "động trời" bà làm để giọng ca bứt phá chứng tỏ mạch ngầm nội lực, khao khát sáng tạo không ngừng của cô đào trẻ.

Bà từng tâm sự: "Khi chọn cách hát khác biệt như vậy mình cũng không lường trước khán giả yêu thích hay quay lưng. Chỉ có suy nghĩ thiệt thà là làm sao cho bài ca cổ lạ, hay và có nét mới thôi".

Và sự "bạo gan" đó đã giúp bà tạo nên một trường phái ca Thanh Kim Huệ mà rất nhiều đàn em bắt chước theo. Cách ca hơi dài của bà không khiến người ta mệt, mà như "ngộp" trong mê man cảm xúc.

Bà luyến, lơi chữ, bà pha nhiều cảm xúc khiến câu vọng cổ trở thành một giai điệu đẹp, ngọt ngào, trong veo. Thanh Kim Huệ, chứ không phải ai khác sở hữu một bộ sưu tập cách hát những bài lý theo lối riêng, khiến ai nghe lần đầu cũng phải bị chinh phục.

Yêu đời, yêu người như Thanh Kim Huệ - Ảnh 5.

Khán giả tập trung rất sớm để chào tạm biệt Thanh Kim Huệ - Ảnh: L.ĐOAN

2. Ai cũng nói Thanh Kim Huệ trẻ lâu, không chỉ về sắc diện, phong cách mà cả trong giọng hát. Có vẻ như từ lúc thành danh đến trước khi đổ bệnh, Thanh Kim Huệ chưa bao giờ ca dở, chưa bao giờ vì tuổi tác mà ảnh hưởng đến làn hơi.

Nhớ năm 2019, khi Gia Bảo đầu tư dựng vở Lan và Điệp, ở tuổi 65 Thanh Kim Huệ dám hát trọn vở. Đoạn đầu hơi khó khăn chút khi hóa thân thành cô Lan 16, 17 tuổi. Nhưng đoạn sau khi Lan sắp trút hơi thở cuối thì những tràng pháo tay cứ liên tục vang lên bởi Thanh Kim Huệ vẫn là Lan của thuở nào, chỉ có cung bậc cảm xúc, giọng hát điêu luyện hơn mà thôi.

Lý giải điều này, soạn giả Hoàng Song Việt trìu mến nói: "Chị Huệ có suy nghĩ rất thoải mái và hồn nhiên. Sau này anh Thanh Điền đi đóng phim nhiều, trông rất phong độ. Tôi không biết chị quá tin tưởng anh hay chị chỉ chú tâm vào nghệ thuật mà chưa bao giờ thấy chị phải lo "canh chừng" anh.

Và cái cách Thanh Kim Huệ "giữ chồng" cũng nhẹ nhàng lắm. Chị làm gì cũng nghĩ lo cho gia đình, chị thấy tiếc khi tiêu xài phung phí. Anh đi đâu thì đi, chị lui cui lo chăm gia đình và dành thời gian cho những suy tư của mình với nghệ thuật".

Và cũng thật dễ hiểu vì sao Thanh Điền - Thanh Kim Huệ đã gắn bó nhau gần 50 năm. Mối tình đầu đã nắm tay dìu bà đi đến cuối cuộc đời...

Tiễn biệt cô Lan - Thanh Kim Huệ về với cát bụi

TTO - Sáng 26-12, đông đảo nghệ sĩ và khán giả đã đến tiễn nghệ sĩ Thanh Kim Huệ một chuyến đi mãi về miền hư không.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar