23/12/2021 14:54 GMT+7

Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ qua đời sau một thời gian trị bệnh ung thư

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Nghệ sĩ Thanh Điền đau đớn cho Tuổi Trẻ Online biết tin vợ ông - NSƯT Thanh Kim Huệ đã qua đời lúc 13h50 ngày 23-12 do bệnh ung thư.

Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ qua đời sau một thời gian trị bệnh ung thư - Ảnh 1.

NSƯT Thanh Kim Huệ trong vở cải lương Lan và Điệp - Ảnh: GIA TIẾN

Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1955 tại Sài Gòn trong một gia đình có hai chị em gái. 7, 8 tuổi đã lên sân khấu Hằng Xuân - An Khương với các vai đào con, tì nữ, múa hát…

Thanh Kim Huệ đã trải qua các đoàn Dạ Minh Châu, Thiên Hương, Hoa Phượng, Kim Chung, Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, Sài Gòn 1, 2, 3…

Thanh Kim Huệ là giọng ca ngọt ngào đã được khán giả say đắm qua nhiều băng đĩa, tuồng tích như Yêu lầm, Sao chưa thấy anh về, Chợ mới, Chị Sáu Giồng Trôm, Hoa mua trắng, Lan và Điệp, Ngao Sò Ốc Hến...

Trong thế hệ nghệ sĩ cải lương trưởng thành trong giai đoạn giao thời ở cột mốc 1975, NSƯT Thanh Kim Huệ được xem là một trong những giọng ca nữ nổi bật với chất giọng cao vút, ngọt lịm không lẫn với bất cứ ai…

Gia đình không ai theo nghiệp hát nhưng do ba mẹ chuyên cho các gánh hát thuê âm thanh nên cứ mỗi đêm bà đều theo ba vô rạp.

Đến rạp hát riết mà tự nhiên thấm, tự nhiên ghiền rồi Thanh Kim Huệ cứ thế mê mẩn ngắm ông chúa, bà hoàng trên sân khấu, rồi lẩm nhẩm hát theo hồi nào không hay. Khi đọc chạy chữ thì Thanh Kim Huệ đã biết chạy ra chợ mua tập bài ca về hát nhại theo giọng của Lệ Thủy, Mỹ Châu…

Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ qua đời sau một thời gian trị bệnh ung thư - Ảnh 2.

NSƯT Thanh Kim Huệ trong vở cải lương Lan và Điệp - Ảnh: GIA TIẾN

Thấy Huệ lanh lẹ nên kép chánh Hoàng Siêu kêu lại chỉ cho hát. 8, 9 tuổi bé Huệ đã leo lên sân khấu đoàn Hằng Xuân - An Khương đóng đào con. Từ đoàn hát ban đầu, bà đi qua các đoàn Dạ Minh Châu, Hoa Phượng.

Sự nghiệp của Thanh Kim Huệ bắt đầu khởi sắc hơn khi về đoàn Kim Chung được nâng lên đào nhì, đào ba, lúc đó cô mới 13, 14 tuổi. Trong đoàn, có rất nhiều tài danh như Lệ Thủy, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm…

Khác với các nghệ sĩ thường được các bậc tiền bối gợi ý đặt nghệ danh, Huệ tự tìm cái tên trên sân khấu cho mình.

Ban đầu bà lấy tên Ngọc Huệ, sau đó thấy không ăn thua bà nghĩ ra nghệ danh Thanh Kim Huệ, không lý giải rõ ý nghĩa cái tên chỉ đơn giản vì cô gái trẻ thích vậy. Một cái tên sáng sủa và mong đợi thời hoàng kim cho chất giọng đẹp.

Thanh Kim Huệ có một giọng hát thật sự ấn tượng. Năm 1973, bà được hãng đĩa Việt Nam ký độc quyền với số tiền 200.000 đồng (khoảng 200 triệu đồng ngày nay), bài tân cổ đầu tiên là Yêu lầm thâu chung với NSND Minh Vương.

Đĩa phát hành được khán giả ủng hộ rần rần, vậy là cô bé Huệ bắt đầu những ngày tháng quần quật trong phòng thu. Sáng vô thu từ 9h tới 5h chiều, buông ra là chạy lẹ về rạp để chuẩn bị cho suất hát tối.

Cuối năm 1974, soạn giả Loan Thảo cho thâu tuồng Lan và Điệp. Ban đầu vai Lan tính giao cho NSND Lệ Thủy nhưng rồi không biết sao ông kêu Huệ tới thử, ông nói: "Con cỡ tuổi nhân vật Lan chắc hợp hơn!".

Trong tuồng, Chí Tâm hát vai Điệp, còn Thanh Kim Huệ vô vai Lan, dàn bao là các nghệ sĩ Hữu Phước, Tú Trinh, Hùng Minh, Mai Lan… Tuồng Lan và Điệp phát hành, không ngờ khán giả khắp nơi mê mệt.

Tên tuổi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ nổi như cồn. Tên hai nhân vật đã được dùng để gọi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ kể từ ngày ấy.

Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ qua đời sau một thời gian trị bệnh ung thư - Ảnh 3.

NSƯT Thanh Kim Huệ trong vở cải lương Lan và Điệp - Ảnh: GIA TIẾN

Khoảng năm 1978, 1979, Thanh Kim Huệ và Trọng Hữu thâu bài Chợ mới của soạn giả Trọng Nguyễn. Bài ca cổ đó sau này trở thành bài "tủ" của nhiều người dân Nam Bộ trong các cuộc liên hoan, bên ly trà, trên bàn nhậu…

Thanh Kim Huệ kết hôn với nghệ sĩ Thanh Điền. Cuối năm 1974, gia đình Thanh Điền lập gánh hát Xuân Liên Hoa, Thanh Kim Huệ về đoàn làm đào chánh, tại đoàn cô còn phát triển thêm khả năng viết tuồng.

Cứ đi coi phim Hong Kong nào thấy hay bà lại về phóng tác với khá nhiều kịch bản cải lương như Quỷ kiến sầu, Nắng đẹp muôn màu, Tiếng hát rừng hoang

Vợ chồng Thanh Điền - Thanh Kim Huệ từng gây dấu ấn với công chúng khi vào vai Thị Hến - Quan Huyện trong vở cải lương kinh điển Ngao Sò Ốc Hến.

Mới đây, hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần 10 - 2021 tại TP.HCM đã đề xuất lên hội đồng cấp nhà nước danh hiệu NSND vợ chồng nghệ sĩ Thanh Điền - Thanh Kim Huệ.

Ngọt lịm giọng ca cải lương của Thanh Kim Huệ

Trong thế hệ nghệ sĩ cải lương trưởng thành trong giai đoạn giao thời ở cột mốc 1975, NSƯT Thanh Kim Huệ được xem là một trong những giọng ca nữ nổi bật với chất giọng cao vút, ngọt lịm không lẫn với bất cứ ai…

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Thanh Kim Huệ

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar