30/06/2014 20:01 GMT+7

Yêu cầu từ quả vải

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TTO - Trong diễn đàn “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV1 tối 29-6, câu hỏi không khác gì lời than thở của một nông dân đã được gửi tới Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ:

Phóng to
Người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) chở vải đi bán - Ảnh: Q.Thế
“Trong khi báo đăng ở siêu thị Nhật, vài quả vải có giá mấy trăm ngàn đồng thì ở quê tôi, chăm sóc cho cây vải để từng năm cho quả chín, ngon rất vất vả, nhưng mỗi lần được mùa lại phải lo bán đổ bán tháo. Bộ trưởng có cách nào giúp chúng tôi bảo quản quả vải, nâng cao chất lượng và mang bán ở các thị trường có giá cao hay không?”.

Đáp lại, Bộ trưởng cho biết Bộ đã phối hợp với địa phương nghiên cứu thử nghiệm áp dụng công nghệ CAS trong bảo quản, đưa một lượng vải xuất sang Nhật thử nghiệm, và “nếu được chấp nhận, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này để giúp nông dân”. Tóm gọn, câu trả lời là: Chờ.

Trong lúc ấy, những chùm vải thiều chín đỏ, mọng ngọt vẫn ùn ùn ra khỏi vườn, bị nâng lên đặt xuống với cái giá khiến người trồng phải đắng lòng, và mau chóng thâm đen đi trong lúc tắc đường, tắc chợ chờ người mua.

Cũng trong lúc ấy, lời kêu gọi: “ăn vải là yêu nước” được cộng đồng lan truyền, như trước đó đã từng kêu gọi nhau ăn dưa hấu, hay “Hướng về biển Đông”. Có gia đình ra “nghị quyết”: mỗi người phải ăn một ký/tuần; Có người mỗi ngày đi về đều ghé lại bên đường mua một chùm quả, ăn không hết lại cặm cụi tự làm nước vải. Có doanh nghiệp xuất quĩ hoạt động xã hội mua hàng tấn quả vải tặng các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa…

Kết quả thấy rõ lập tức khi mùa vải mới đi qua nửa vụ: các chợ, các siêu thị sốt sắng nhập, trưng bày, giới thiệu; Khối lượng trái vải tiêu thụ mỗi ngày trong nước tăng gấp đôi năm ngoái. Mỗi quả vải cầm trên tay người bán, người mua, người ăn không chỉ đơn thuần chỉ là quả vải đặc sản Hải Hưng, Hải Dương nữa mà còn ngọt thơm cái tình với người nông dân, quặn thắt nỗi yêu thương đất nước.

Trong khi đợi các cơ quan chức năng tìm thị trường mới, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, bảo quản sản phẩm, những việc đáng lẽ phải làm từ rất lâu nhưng đến hôm nay vẫn đang “Chờ”, thì người dân đã tự giác cứu nhau như vậy. Nhanh. Hiệu quả. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, như khi người dân đã ra tay trăm lần, ngàn lần giúp những người cách mạng xây dựng chính quyền, giúp quân đội thống nhất, giữ nước, giúp chính quyền xây dựng đất nước, giúp nhau vượt qua thiên tai, hoạn nạn…

Trải qua bao gian khó, nhọc nhằn, thấm bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, hành động của người dân, dù chỉ nhỏ như mua một chùm vải, lúc nào cũng là một cách giải quyết đúng. Đúng, nhưng để đủ thì còn cần nhiều sáng kiến, nhiều hợp lực, chung tay, cũng của người dân, hơn nữa.

“Phải nghe dân, dựa vào dân”, bao nhiêu bậc minh quân trong lịch sử Việt Nam đã nhắc đi nhắc lại, bao nhiêu sự kiện oai hùng trong lịch sử đã chứng minh. Sức mạnh của dân, khi được cộng hưởng, là không thể đong đếm. Ấy vậy mà, thân phận của người dân, qua bao thăng trầm lịch sử, vẫn cứ khó nghèo, long đong, vẫn có thể sạt nghiệp chỉ vì vườn vải nhà mình bội thu. Nghịch lý ấy phải được giải quyết, sức mạnh của dân phải được phát huy đúng cách, biến thành những giải pháp vững bền, hiệu quả cho tương lai đất nước.

Yêu cầu đang được đặt ra ấy cũng gấp gáp như khi hái một quả vải chín trên cây.

PHẠM VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar