20/05/2020 18:49 GMT+7

Yêu cầu công khai, minh bạch mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch

L.ANH
L.ANH

TTO - Đây là yêu cầu của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, sau báo cáo của Bộ Y tế về tình hình mua sắm hệ thống Realtime PCR phục vụ phòng chống dịch COVID-19.

Yêu cầu công khai, minh bạch mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại khu vực có bệnh nhân ngoài cộng đồng ở tỉnh Hà Giang - Ảnh: T.A.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, sau khi Bộ Y tế báo cáo tình hình mua sắm hệ thống Realtime PCR phục vụ phòng chống dịch COVID-19. 

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đảm bảo việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh... phục vụ phòng chống dịch công khai, minh bạch và chất lượng.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu việc triển khai các gói thầu cần tránh tình trạng thông đồng, đẩy giá hàng hóa lên cao nhằm trục lợi ngân sách nhà nước.

Trước đó, hôm 27-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế và UBND các tỉnh thành rà soát, chấn chỉnh, thẩm định, thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế, vật tư, thuốc chữa bệnh phòng chống dịch, nhất là mua sắm hệ thống máy xét nghiệm, máy thở, khẩu trang y tế, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan điều tra làm rõ, xử lý nghiêm.

Trong thời gian từ tháng 2-4 vừa qua, đã có hàng chục tỉnh thành, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế mua hoặc "mượn" thiết bị xét nghiệm và nhiều vật tư, thiết bị phòng chống dịch. Qua rà soát ban đầu đã có ít nhất 5 tỉnh thành mua thiết bị xét nghiệm Realtime PCR với giá cao hơn thị trường, thậm chí cao gấp 2 lần hoặc hơn 2 lần so với thị trường.

Cơ quan công an đã bắt 7 người, trong đó có giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội, để làm rõ. Có 4 tỉnh thành đã đàm phán lại giá mua thiết bị và tiết kiệm cho ngân sách nhiều tỉ đồng. 

Hiện toàn bộ việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế phục vụ chống dịch đang tạm bị "đóng băng" sau khi các sai phạm kể trên bị phát hiện.

Ngày 20-5, Bộ Y tế thông báo ngày thứ 34 không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, số mắc cả nước đang dừng ở 324 ca, 264 trong đó đã khỏi bệnh.

Cử tri lên án việc trục lợi mua sắm thiết bị y tế, đề nghị xử lý nghiêm

TTO - Đó là ý kiến, kiến nghị của cử tri được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp, chuẩn bị báo cáo Quốc hội.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar