27/11/2016 11:20 GMT+7

​Y sĩ, dược sĩ, giảng viên… đi hát cải lương

THANH ĐỨC
THANH ĐỨC

TTO - Chiều 26-11, tại sân khấu rạp hát Thủ Đô (Quận 5, TP.HCM), các nghệ sĩ không chuyên đã tái hiện lại những trích đoạn cải lương kinh điển như Đời cô Lựu, Nửa đời hương phấn, Lữ Bố Hí Điêu Thuyền...

Trích đoạn “Lữ Bố hí Điêu Thuyền” được đầu tư kĩ lưỡng về phục trang và diễn xuất.- Ảnh: CHÍ HÀO

Đó là những “ngôi sao”, có người tuổi đời còn rất trẻ, không xuất thân từ ánh đèn sân khấu mà đến từ nhiều ngành nghề khác nhau như y sĩ, dược sĩ, giảng viên đại học, người dẫn chương trình rồi thạc sĩ ngoại ngữ, chủ tịch công đoàn, quản lý nhân sự, kỹ sư điện máy, kế toán doanh nghiệp cho đến cả cô thợ may khéo léo…

Họ có chung niềm đam mê cháy bổng với nghệ thuật hát cải lương, niềm đam mê này đã khiến họ xích lại gần nhau.

Trích đoạn “Đời cô Lựu” đã đem lại nhiều cảm xúc cho khán giả - Ảnh: CHÍ HÀO

Mỗi người góp nhặt một chút rồi cộng hưởng lại với nhau làm sáng bừng một buổi dạ tiệc văn hóa nghệ thuật đầy màu sắc, tuy chưa thật sự chuyên nghiệp nhưng lại rất “nghề”, rất “đời” và rất “người” bởi vốn kiến thức phong phú và sự trải nghiệm đa dạng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Vốn là nhân viên khách sạn tại TP.HCM, anh Long Hồ, thể hiện vai Định trong trích đoạn “Nửa đời hương phấn” chia sẻ:

“Mình biết mình chỉ được có cái đam mê thôi chứ muốn giỏi thì cần phải học hỏi nhiều lắm! Cuộc sống mà, mỗi người mỗi nghề, đâu có thời gian đi học cải lương nhiều. Mình yêu thì mình theo đuổi nhưng chỉ yêu thôi là chưa đủ, mình đặt trách nhiệm của bản thân mỗi khi diễn một vai nào đó như là trách nhiệm trong công việc ở khách sạn nuôi sống mình hằng ngày vậy!”.

Anh Long Hồ cho biết thêm, vai Định không phải vai hợp với anh nhưng nhờ tiếp xúc với nhiều loại người khác nhau, nhiều kiểu khách khác nhau khi làm khách sạn, những quan sát và đúc kết từ họ đã giúp anh tái hiện vai Định theo cách rất riêng của anh.

Trích đoạn “Tìm lại cuộc đời” được đánh giá cao khi những nghệ sĩ không chuyên diễn bằng tất cả đam mê - Ảnh: CHÍ HÀO

Tương tự, anh Trung Tín, giảng viên chuyên ngành Kiểm tra phần mềm (Software Testing), thể hiện vai Lữ Phụng Tiên, cho biết:

“Mấy anh chị em, đa phần là công nhân viên chức, ít am hiểu về nghệ thuật nên những gì thể hiện hôm nay là thành quả của 3 tháng lao động, học tập miệt mài. Trên cả niềm đam mê, cải lương như là một món ăn tinh thần để chúng tôi làm tốt hơn công việc của mình. Ngược lại, những trải nghiệm công việc giúp chúng tôi diễn trọn vẹn hơn những vai diễn trên sân khấu, mặc dù chưa được chuyên nghiệp”.

Có lẽ nhờ vậy mà anh Trung Tín đã chiếm được nhiều cảm tình của khán giả và giới mộ điệu khi vai Lữ Phụng Tiên do anh thể hiện vừa có phong thái đỉnh đạt, nghiêm trang của một giảng viên lại vừa có chút tinh nghịch, hồn nhiên pha lẫn chút hào hoa của chàng kỹ sư công nghệ phần mềm.

Trích đoạn “Một phút một thời” gửi gắm nhiều trăn trở về cuộc sống hiện đại- Ảnh: CHÍ HÀO

Tham dự chương trình trong vai trò là khán giả khách mời, nghệ sĩ Xuân Lan (người từng sánh vai cùng NSƯT Thanh Nga của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga xưa) cho biết nghệ thuật cải lương là nghệ thuật sinh ra trong lòng dân tộc.

Cùng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, cải lương đã mở ra một không gian văn hóa rất thanh bình, tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt bình dị, đời sống nội tâm phong phú, sinh động và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.

Chương trình biểu diễn cải lương nằm trong hoạt động báo cáo ngoại khóa lần 3, lớp diễn viên cải lương của Nhà hát Trần Hữu Trang với 23 học viên đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm gìn giữ và phát huy một loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới.

10 trích đoạn quen thuộc đã mang đến cho khán giả tại rạp hát Thủ Đô những phút giây thư giãn cuối tuần đầy xúc động.

Trích đoạn “Duyên kiếp” nhận được sự đồng cảm của nhiều khán giả nữ- Ảnh: CHÍ HÀO

Mấy chục năm chứng kiến từng bước thăng trầm của loại hình nghệ thuật truyền thống Nam Bộ này, Nghệ sĩ Xuân Lan xúc động: 

“Cải lương tuy không chết nhưng cái thời hoàng kim của nó thật sự qua rồi! Hôm nay ngồi đây, Xuân Lan rất xúc động khi các bạn y sĩ, dược sĩ, công nhân viên chức… đã giúp cho Xuân Lan được hồi tưởng lại một thời xuân trẻ của mình. Đâu đó Xuân Lan thấy có bóng dáng của cô Phùng Há, chị Thanh Nga, cô Út Bạch Lan, anh Giang Châu…”.

THANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar