28/06/2015 20:38 GMT+7

Ý kiến trái chiều về đường sắt trên cao "uốn lượn tối ưu"

ĐẶNG TƯƠI - MINH MẪN - MẠNH KHANG
ĐẶNG TƯƠI - MINH MẪN - MẠNH KHANG

TTO  - Nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến của mình trước những giải thích cho rằng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông uốn lượn mấp mô để tối ưu hóa khai thác.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế uốn lượn để tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu - Ảnh: Nguyễn Khánh

Theo ông Lê Văn Dương - phó tổng giám đốc PMU đường sắt, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế theo quy phạm thiết kế METRO GB50157.

Để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng, trắc dọc được thiết kế với nguyên tắc tàu vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc.

Vào ga lên dốc, rời ga xuống dốc

Cụ thể khi vào ga đoàn tàu phải giảm tốc độ, do đó thiết kế lên dốc để giảm tốc độ của đoàn tàu, hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng.

Khi ra khỏi ga đoàn tàu cần tăng tốc để đạt tốc độ vận hành thiết kế, do đó thiết kế trắc dọc xuống dốc để tạo gia tốc tự nhiên giúp đoàn tàu tăng tốc và giảm tiêu thụ năng lượng.

Do nhà ga thiết kế cao hơn đường nên khi hai đoàn tàu chạy ngược chiều đều đảm bảo nguyên tắc tàu vào ga lên dốc, tàu rời ga xuống dốc.

Dù đã được giải thích khá rõ, tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn cảm thấy chưa hoàn toàn được thuyết phục. 

PGS. TS Nguyễn Hồng Thái (Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) cho rằng: Trường hợp đường sắt trên cao uốn lượn chỉ có thể xảy ra do mặt bằng cố định quyết định ví dụ địa hình buộc phải uốn lượn để giảm chi phí, kĩ thuật.

Tuy nhiên, về logic, với giao thông, đường thẳng là đường ngắn nhất, hiệu quả nhất và cũng an toàn nhất. Trường hợp một đường thì càng thẳng càng tốt. Uốn lượn trong giao thông kiểu gì cũng có tác hại về cả kĩ thuật lẫn kinh tế.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thái cũng phân tích sâu hơn những vấn đề có liên quan trong việc tăng, giảm vận tốc của tàu:

Nói về giảm tốc độ, có hai kĩ năng là cảnh báo và cưỡng bức.

Với cưỡng bức, chỉ áp dụng khi người tham gia giao thông không nhìn thấy cảnh báo hoặc cố tình vi phạm. Chẳng hạn các gờ giảm tốc ở đoạn giao cắt giữa đường bộ với đường sắt. Cưỡng bức chỉ áp dụng trong trường hợp ý thức người tham gia giao thông kém và buộc phải nhắc nhở.

Còn cảnh báo yêu cầu người tham gia giao thông phải tự ý thức, luôn trong tình trạng tỉnh táo tối ưu

Như vậy, việc uốn lượn có thể tạm xem như một hình thức cưỡng bức để đảm bảo an toàn.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế uốn lượn để tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu - Ảnh: Nguyễn Khánh

Có ưu việt như lý thuyết?

Ông Thái cho rằng trong giao thông, các tiêu chí sẽ không đồng thời tối ưu. Không có trường hợp vừa tốt nhất, nhanh nhất lại vừa an toàn nhất. Ở các nước, việc xây dựng đường sắt kiểu uốn lượn như thế là rất hiếm vì họ có kĩ thuật cao, dù không có cưỡng bức thì người điều khiển vẫn đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn khi điều khiển phương tiện.

Theo tiến sĩ Phạm Xuân Mai (khoa kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM), các tuyến đường sắt ở nước ngoài không có chuyện uốn lượn lên xuống như vậy. Việc uốn lượn chỉ làm khó khăn thêm nhiều thứ chứ không đem lại lợi ích nào.

“Chẳng hạn, sẽ gây khó khăn trong việc xây dựng để đảm bảo độ dốc phù hợp, khi hãm xe thì cũng phải hãm đúng mức với độ dốc, nhìn chung sẽ không tiết kiệm được gì”, TS. Mai nói

Trên nguyên tắc, vẫn có trường hợp xây dựng đường sắt trên cao uốn lượn nhưng thực tế không ai lại dùng độ uốn lượn đó để hãm phanh mà dùng kĩ thuật (phanh điện từ).

Bên cạnh đó, khi phương tiện đang di chuyển với tốc độ nhanh mà đường uốn lượn sẽ dễ làm phương tiện mất ổn định, mất an toàn, ông Mai cho biết thêm.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thái khẳng định: Nếu cho rằng việc thiết kế, xây dựng uốn lượn nhằm đảm bảo an toàn, tiết kiệm nhiệu liệu như thông tin từ Ban quản lý dự án đường sắt thì kèm theo đó người điều khiển phương tiện nhất thiết phải nâng cao kĩ thuật, kĩ năng để kiểm soát phương tiện hiệu quả.

Kĩ năng, kĩ thuật và trách nhiệm của người điều khiển nhằm đảm bảo an toàn giao thông là vấn đề lớn cần phải quan tâm nếu cho rằng đường sắt uốn lượn để tối ưu hóa trong khai thác, ông nhấn mạnh.

Điều quan trọng cuối cùng, là tất cả mọi tân tiến của thiết bị và công nghệ cộng với trình độ và kĩ năng của người điều khiển, tất cả phải nhằm để tối ưu hóa một đối tượng cao nhất chính là hành khách.

Theo ghi nhận của chúng tôi, ở nhiều nước trên thế giới, đường sắt trên cao thường được xây dựng theo đường thẳng. Tuy nhiên, cũng có một số nước xây dựng đường sắt trên cao với những uốn lượn mấp mô ở đoạn gần ra vào ga.

Điển hình như hệ thống đường trên cao tại Bangkok, Thái Lan, đoạn gần vào ga được xây dựng với độ uốn lượn khá rõ.

Một đoạn gần vào ga của đường sắt trên cao tại Bangkok, Thái Lan - Ảnh: Flick

Mời bạn đọc nghe các phát biểu:

>> TS. Phạm Xuân Mai

>> PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái

ĐẶNG TƯƠI - MINH MẪN - MẠNH KHANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Ngày 18-5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam/tạm giữ hình sự 11 người để điều tra về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội "cưỡng đoạt tài sản" theo khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, quy định chi tiết "được làm gì, không được làm gì", thiếu linh hoạt.

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Cứu 2 cha con rơi xuống giếng sâu 35m trong nhà

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m trong nhà, người cha vội nhảy xuống cứu con.

Cứu 2 cha con rơi xuống giếng sâu 35m trong nhà

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar