07/04/2018 08:23 GMT+7

Xung quanh Ký ức Hội An: Ai cũng tiếc nuối vì phải hi sinh cồn nổi

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Nguyên bí thư Thành ủy Hội An ông Nguyễn Sự cũng nói rằng nhường cồn nổi cho dự án là một mất mát lớn mà ngay lúc ông còn đương chức, chính ông đã cùng lãnh đạo TP Hội An kiên quyết bác bỏ.

Xung quanh Ký ức Hội An: Ai cũng tiếc nuối vì phải hi sinh cồn nổi - Ảnh 1.

Những khối nhà đồ sộ mọc lên án ngữ giữa sông Hoài thơ mộng - Ảnh: B.D

Vì sao một dự án được cho là nằm ở vị trí 'nhạy cảm', ảnh hưởng cảnh quan chung của phố cổ Hội An và tạo ra các nguy cơ về môi trường lại được cấp phép triển khai, ông Hồ Tấn Cường - phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Nam nói rằng đã có những đánh giá đầy đủ, khách quan các mặt của dự án.

Trong khi đó, ông Nguyễn Viễn - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Nam nói rằng thủ tục ĐTM (Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án) đã đầy đủ, có sự tham gia của nhiều đơn vị chuyên môn.

Xung quanh Ký ức Hội An: Ai cũng tiếc nuối vì phải hi sinh cồn nổi - Ảnh 2.

Phần công trình Gami từ hướng bờ bắc sông Hoài nhìn qua - Ảnh: B.D

Tiếp xúc với Tuổi Trẻ Online, nhiều người dân Hội An nói rằng dù đã được cấp phép nhưng người dân rất nuối tiếc về việc cồn nổi đã bị san ủi để phục vụ dự án kinh doanh du lịch.

Khi dự án triển khai, người dân được đền bù và qua nơi khác để sản xuất. Ai ở Hội An cũng thấy nuối tiếc về việc phải hi sinh cồn nổi đó. Bà con ai cũng hỏi vì sao tỉnh lại cho phép xây dựng công trình lớn như vậy trên cồn nổi nhưng có ai chịu trả lời đâu. Dân bảo đi thì đi, ở lại sản xuất thì ở chứ biết phản ứng như thế nào được?

Ông Nguyễn Quốc Bảo - một người dân TP Hội An bức xúc sau khi đọc các thông tin về dự án trên cồn Gami.

Nguyên bí thư Thành ủy Hội An cũng nói rằng nhường cồn nổi cho dự án là một mất mát lớn mà ngay lúc ông còn đương chức, chính ông đã cùng lãnh đạo TP Hội An kiên quyết bác bỏ.

Dự án sau đó được rút, trao lại cho Hội An nhưng một thời gian sau đó thì lại được tái khởi động và thực tế như hiện nay đã tồn tại.

Ông Nguyễn Sự cho biết: "Chúng tôi đã từng nghĩ lấy lại cồn nổi rồi thì sẽ tổ chức cho bà con được trồng rau, trồng bắp trên đó. Diện tích canh tác sẽ chiếm chủ yếu, cho xây dựng một số hạng mục nhỏ thôi.

Nơi đó sẽ biến thành một cái làng du lịch do người dân làm chủ thể, khách Tây tới Hội An sẽ vô cùng thích thú và sẵn sàng bỏ tiền ra để được qua cồn nổi tham gia làm cùng, chụp ảnh với bà con"

Ông Sự chia sẻ rằng khi những khối nhà mọc lên cho đến nay, ông gần như "thẫn thờ" đi lại qua cồn nổi và đau xót như chính mất mát của chính mình.

Xung quanh Ký ức Hội An: Ai cũng tiếc nuối vì phải hi sinh cồn nổi - Ảnh 4.

Sự trầm mặc, hoang sơn nguyên vẹn vốn có của sông Hoài đã thay thế bằng hình ảnh khoa trương, hào nhoáng của công trình. Ảnh: B.D

Về những ý kiến trái chiều của dư luận xung quanh nội dung, hình ảnh "Hán hóa" vở , phó chủ tịch UBND TP Hội An ông Nguyễn Văn Sơn nói rằng vở diễn được đầu tư lớn, công phu và đáp ứng được nhiều khía cạnh nhưng nội dung vẫn chưa lột tả được một Hội An thân thương, rực rỡ trong lịch sử.

Để xảy ra việc này, theo ông Sơn một phần là do đội ngũ cố vấn chương trình không có người nào hiểu sâu về con người Hội An, không có ai có những nghiên cứu sâu về vùng đất này trong khi chuyên gia về Hội An không hề thiếu.

Ký ức Hội An là chương trình lớn, có đầu tư và tham vấn của nhiều tên tuổi lớn. Tuy nhiên đơn vị duyệt nội dung kịch bản lại là Sở Văn hóa, thể thao Hà Nội. Địa phương không được tham gia, kể cả những cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Ông Nguyễn Văn Sơn phó chủ tịch UBND TP Hội An

Ông Sơn cũng nói rằng hiện nay đã xuất hiện những phản ứng từ bà con Hội An và dư luận thì việc xem xét lại, điều chỉnh chương trình cho hợp lý, sát với bối cảnh con người thực của Hội An cổ xưa là điều sẽ phải làm.

Xây trước, xin giấy phép sau là do… công trình phục vụ APEC!

Xung quanh những phản ứng về chương trình Ký ức Hội An cũng như dự án của Công ty cổ phần Gami Hội An án ngữ trên cồn nổi sông Hoài, ông Đào Quang Tùng - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Gami Hội An đã trao đổi với Tuổi Trẻ Online .

Tới thời điểm hiện tại, ông Tùng xác nhận rằng phía tỉnh Quảng Nam mới chỉ cấp giấy phép xây dựng các hạng mục thuộc Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, giấy phép này thuộc giai đoạn 1 của dự án và cũng là giấy phép duy nhất cho phép các hạng mục xây dựng trên cồn Gami.

Theo ông Tùng, hiện Gami đang hoàn tất giai đoạn 1. Dự kiến quý 2-2019 toàn bộ dự án sẽ đi vào hoạt động. Gami xây dựng các hạng mục theo tiến độ "thủ tục cấp tới đâu thì làm tới đó. Chúng tôi là chủ đầu tư toàn bộ dự án, nhưng đơn vị sản xuất chương trình Ký ức Hội An là Công ty CP Quản lý biểu diễn Việt Quốc. Các phản ứng trái ngược, những khúc mắc thuộc thẩm quyền của họ."

Trước câu hỏi vì sao các hạng mục của dự án trên cồn Gami đã được xây dựng rầm rộ từ nhiều năm nay, cho tới cuối tháng 3 này nhiều hạng mục đã hoàn thành nhưng giấy phép xây dựng giai đoạn 1 mới cấp từ ngày 20-3 ông Đào Quang Tùng nói rằng nguyên do là "do công trình chào mừng và phục vụ APEC" (nên được phép bổ sung sau)!

TTO - Trong khi đang có phản ứng trái chiều về vở diễn Ký ức Hội An (Tuổi Trẻ 5-4), thì dự án xây dựng - nơi đặt sân khấu cho vở diễn - đã biến một cồn nổi đẹp của Hội An, Quảng Nam thành những khối bêtông xám xịt, gây bức xúc và lo ngại.

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar