28/07/2025 15:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia: Nguồn cơn từ tấm bản đồ năm 1907?

Theo tờ New York Times, tranh chấp biên giới Thái Lan - Campuchia có thể khởi nguồn từ một tấm bản đồ có từ năm 1907, khi Campuchia còn là thuộc địa của Pháp.

Thái Lan - Ảnh 1.

Lực lượng Thái Lan khai hỏa về phía Campuchia tại tỉnh Surin, Thái Lan ngày 25-7 - Ảnh: REUTERS

Ngày 28-7, Thái Lan và Campuchia bước sang ngày thứ 5 giao tranh liên tiếp, với triển vọng ngừng bắn vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên đây không phải trường hợp chưa có tiền lệ trong hàng thập kỷ tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia này.

Nguyên nhân sâu xa của xung đột Thái Lan - Campuchia đến từ những tranh chấp xoay quanh phạm vi biên giới và quyền sở hữu các ngôi đền tại những khu vực này trong hàng thập kỷ.

Tranh chấp hàng thập kỷ

Theo tờ New York Times, tranh chấp biên giới Thái Lan - Campuchia có thể khởi nguồn từ một tấm bản đồ có từ năm 1907, khi Campuchia còn là thuộc địa của Pháp.

Tấm bản đồ 1907 là cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của Campuchia đối với một số khu vực biên giới. Tuy nhiên tính mơ hồ của nó đã dẫn đến những cách diễn giải khác nhau, cũng như vấp phải sự phản đối của Thái Lan. Do đó, tấm bản đồ này trở thành một điểm nhạy cảm trong quan hệ giữa hai nước.

Sau khi Pháp rút quân khỏi Đông Nam Á vào năm 1954, Thái Lan giữ quyền kiểm soát đền Preah Vihear.

Ngôi đền này nằm trong khu vực tranh chấp và có sự giao thoa văn hóa, khi người dân nói cả tiếng Khmer (ngôn ngữ chính thức của Campuchia) và tiếng Thái.

Sau đó, Campuchia đã đưa vấn đề Thái Lan kiểm soát đền Preah Vihear ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Năm 1962, ICJ đã trao chủ quyền đền Preah Vihear cho Campuchia, căn cứ trên bản đồ do Pháp để lại, đồng thời tuyên bố Campuchia có chủ quyền đối với khu vực gần xung quanh ngôi đền.

Về phía Thái Lan, Bangkok miễn cưỡng chấp nhận phán quyết này, nhưng vẫn tiếp tục tranh chấp khu vực xung quanh ngôi đền.

Thái Lan - Ảnh 2.

Đền cổ Preah Vihear - tâm điểm tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia - Ảnh: AFP

Đến năm 2008, xung đột biên giới giữa hai quốc gia Đông Nam Á này bùng nổ trở lại, sau khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới.

Vào thời điểm đó, hồ sơ đề cử của Campuchia nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Thái Lan khi đó do Thủ tướng Samak Sundaravej đứng đầu - đồng minh thân cận của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Các nhóm đối lập chống ông Thaksin đã lợi dụng sự ủng hộ của chính phủ đối với Campuchia để phát động một chiến dịch chống lại chính quyền Samak, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp Thái Lan.

Cuối cùng, cả chính phủ Samak và người kế nhiệm Somchai Wongsawat đều bị phế truất vào năm 2008 thông qua một loạt phán quyết tư pháp.

Bùng lên sau hơn 1 thập kỷ  

Giai đoạn 2008 - 2011 đánh dấu thời điểm căng thẳng leo thang cao độ giữa hai quốc gia, nổi bật là các cuộc đụng độ vũ trang giữa quân đội hai bên tại khu vực xung quanh đền Preah Vihear.

Đỉnh điểm vào tháng 2-2011, một đợt giao tranh ác liệt đã nổ ra, khiến ít nhất 8 dân thường thiệt mạng, 20 binh sĩ bị thương và nhiều người dân phải sơ tán.

Ông Hun Sen, khi đó là Thủ tướng Campuchia, đã đưa vấn đề chủ quyền của Campuchia đối với ngôi đền và khu vực tranh chấp xung quanh ra ICJ.

ICJ đã ra phán quyết tạm thời có lợi cho Campuchia, đồng thời yêu cầu hai bên rút quân khỏi khu vực tranh chấp. Ban đầu Thái Lan từ chối rút quân, tuy nhiên đến tháng 12-2011 hai nước đã cùng nhất trí rút lực lượng.

Năm 2013, ICJ đưa ra phán quyết cuối cùng và một lần nữa khẳng định chủ quyền của Campuchia đối với khu vực lân cận đền Preah Vihear.

Thời điểm này trùng với một giai đoạn bất ổn chính trị khác tại Thái Lan, khi chính phủ của bà Yingluck Shinawatra - em gái của ông Thaksin - đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình lan rộng từ những nhóm chống Thaksin, theo The Conversation.

Cuộc xung đột biên giới giữa hai quốc gia lắng xuống sau phán quyết của ICJ cho đến lần đụng độ mới nhất nổ ra vào tháng 5-2025.

Cuộc xung đột hiện tại là chương mới nhất trong tranh chấp kéo dài lâu nay quanh khu vực "Tam giác ngọc lục bảo" - nơi tiếp giáp biên giới giữa Thái Lan, Campuchia và Lào. Đây là nơi có nhiều đền cổ và các yêu sách lãnh thổ chồng lấn. Mâu thuẫn âm ỉ suốt hàng chục năm đã bùng phát thành xung đột trong giai đoạn 2008 - 2011 và gần đây hơn là hồi tháng 5-2025, khi một binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước.

Đến ngày 24-7 vừa qua, cuộc xung đột leo thang thành đụng độ vũ trang đẫm máu, khiến ít nhất 35 người chết và hơn 200.000 người từ cả Thái Lan và Campuchia phải di tản. 

Ngày 28-7, với sự trung gian của Malaysia và sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc, Thủ tướng Campuchia Hun Manet và quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai đã tiến hành thảo luận ngừng bắn. 

Thái Lan - Ảnh 3.

Người dân Campuchia trở về từ Thái Lan tại tỉnh Battambang, Campuchia ngày 28-7 - Ảnh: AFP

Thêm một lớp bất ổn

Giáo sư Pavin Chachavalpongpun từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) nhận định mâu thuẫn cá nhân giữa ông Hun Sen và ông Thaksin có thể góp phần khiến mâu thuẫn giữa hai nước trở nên khó lường hơn.

Một số nhà phân tích còn cho rằng mối quan hệ rạn nứt giữa hai gia tộc dường như tạo thêm một lớp bất ổn, làm trầm trọng hơn các cuộc giao tranh biên giới, cũng như khiến khả năng đạt được một giải pháp ngoại giao nhanh chóng trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên bà Paetongtarn Shinawatra - thủ tướng bị đình chỉ và hiện là bộ trưởng Văn hóa Thái Lan - mới đây đã kiên quyết bác bỏ cáo buộc từ các đối thủ chính trị cho rằng cuộc xung đột này là "cuộc đụng độ giữa hai gia tộc quyền lực" của Thái Lan và Campuchia.

Bà Paetongtarn, con gái của cựu thủ tướng Shaksin Shinawatra, cho rằng xung đột Thái Lan - Campuchia bắt nguồn từ các cuộc trấn áp lừa đảo qua điện thoại của chính quyền Bangkok.

Thái Lan trao trả 12 thi thể binh sĩ Campuchia vì nhân đạo

Ngày 27-7, Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã trao trả cho Campuchia thi thể 12 binh sĩ nước này, những người đã thiệt mạng khi chiến đấu tại khu vực Phu Makhuea.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Campuchia và Thái Lan tỏ thiện chí với thỏa thuận ngừng bắn, cảm ơn Mỹ và Trung Quốc

Campuchia và Thái Lan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 29-7.

Lãnh đạo Campuchia và Thái Lan tỏ thiện chí với thỏa thuận ngừng bắn, cảm ơn Mỹ và Trung Quốc

Ấn Độ tuyên bố tiêu diệt 3 'người nước ngoài' sau đấu súng ở Kashmir

Quân đội Ấn Độ thông báo đã tiêu diệt ba người đàn ông, sau một cuộc đấu súng dữ dội ở khu vực Kashmir thuộc Ấn Độ.

Ấn Độ tuyên bố tiêu diệt 3 'người nước ngoài' sau đấu súng ở Kashmir

Mỹ tạm ngưng siết xuất khẩu sang Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán thương mại

Chính quyền Mỹ đã tạm dừng các hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc nhằm thúc đẩy đàm phán thương mại giữa hai nước.

Mỹ tạm ngưng siết xuất khẩu sang Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán thương mại

Trung tướng Boonsin của Thái Lan xuất hiện, bác bỏ tin đồn mình tử trận

Trước tin đồn thất thiệt về cái chết của mình, trung tướng Boonsin đã lên tiếng bác bỏ thông tin này.

Trung tướng Boonsin của Thái Lan xuất hiện, bác bỏ tin đồn mình tử trận

Thái Lan và Campuchia đồng ý ngừng bắn vô điều kiện

Chiều 28-7, Thủ tướng Malaysia thông báo Campuchia và Thái Lan đã đồng ý ngừng bắn vô điều kiện, bắt đầu từ 24h hôm nay.

Thái Lan và Campuchia đồng ý ngừng bắn vô điều kiện

Chuyến bay thẳng đầu tiên từ Matxcơva đến Bình Nhưỡng chở theo hơn 400 hành khách

Sáng 28-7, chuyến bay thương mại thẳng đầu tiên kết nối thủ đô Matxcơva của Nga với thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên đã đến Triều Tiên.

Chuyến bay thẳng đầu tiên từ Matxcơva đến Bình Nhưỡng chở theo hơn 400 hành khách
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar