09/07/2024 19:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gạo Việt xuất sang Indonesia có thể gặp bất lợi do cáo buộc tham nhũng trong nội bộ nước này

Việc ngưng tiếp tục thầu mua gạo từ Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra để Ủy ban Chống tham nhũng Indonesia làm rõ vụ việc.

Thông tin cáo buộc tại Indonesia có thể gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu sang thị trường này - Ảnh: BỬU ĐẤU

Thông tin cáo buộc tại Indonesia có thể gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu sang thị trường này - Ảnh: BỬU ĐẤU

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có khả năng sẽ bất lợi trước việc Cơ quan Hậu cần quốc gia (cơ quan được phân giao thu mua gạo thầu quốc tế của Chính phủ) và Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia bị một tổ chức dân sự People's Democracy Study (SDR) khiếu kiện lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia - KPU.

Cáo buộc tham nhũng thông qua thổi phồng, cộng giá vào gạo nhập khẩu từ Việt Nam

Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia tiếp tục sẽ có thuận lợi khi nhu cầu nhập khẩu gạo vừa được Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia cập nhật dự báo tăng thêm lên 5,18 triệu tấn trong cả năm 2024 thay vì số lượng 3,6 triệu tấn.

Cơ quan Thương vụ cho hay: mới đây truyền thông Indonesia có đưa tin giám đốc điều hành của SDR là ông Prasetyo Adi đã chính thức nộp đơn khiếu nại chủ tịch Cơ quan Lương thực quốc gia - Babanas và chủ tịch Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia - Preum Bulog lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Indonesia.

Tổ chức này đưa ra cáo buộc nghi ngờ liên quan tới tham nhũng thông qua việc thổi phồng, cộng giá vào giá gạo nhập khẩu từ Việt Nam. 

Thêm nữa là cáo buộc liên quan tới việc gạo nhập khẩu bị tồn ứ ở cảng Tanjung Priok (bị bốc dỡ chậm) khiến phát sinh chi phí phạt bốc dỡ chậm, làm gia tăng giá gạo.

Theo tính toán của tổ chức dân sự này, "tổn thất của nhà nước từ hành vi tham nhũng này có thể lên tới 2.000 tỉ Rp. 

Đáng lưu ý, tổn thất này được tính toán dựa trên chênh lệch giá chào bán của một công ty Việt Nam, mức giá chênh tới 82 USD/tấn.

Cụ thể, nếu tỉ giá chỉ tính là 15.000 Rp/USD thì mức chênh lệch là 180,4 triệu USD. Với số lượng gạo nhập khẩu là 2,2 triệu tấn trong 5 tháng 2024, con số chênh lệch là 2.000 tỉ Rp.

Theo đó, giá chênh lệch mà tổ chức này đưa ra là tham chiếu giá chào của một công ty Việt Nam là Tập đoàn Tân Long, một trong những công ty được cho là đã tham gia vào quá trình cung ứng gạo nhập khẩu.

Trước thực trạng trên, Cơ quan Hậu cần quốc gia đã bác bỏ cáo buộc đưa ra trước đó và cho rằng: "Tập đoàn Tân Long của Việt Nam đã chào giá gạo, nhưng thực sự đã không có bất cứ bản chào giá thầu chính thức nào kể từ khi mở thầu năm 2024 đến nay của Bulog. Tập đoàn này không có hợp đồng nhập khẩu gạo nào với chúng tôi trong năm nay"; "Bulog là nạn nhân của báo cáo không có cơ sở này, nhằm tạo dư luận xấu".

Nguy cơ ảnh hưởng tới gạo Việt xuất sang Indonesia

Giám đốc chuỗi cung ứng và dịch vụ công của Perum Bulog Mokhamad Suyamto cho biết cáo buộc tăng giá bắt đầu xuất hiện khi một công ty Việt Nam là Tập đoàn Tân Long chào bán 100.000 tấn gạo với giá 538 USD/tấn nhân chuyến thăm nhà máy xay xát của tập đoàn này trong dịp Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia sang Việt Nam trong tháng 5-2024.

Theo đánh giá của cơ quan thương vụ, việc Cơ quan Lương thực quốc gia và Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia bị khiếu kiện lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia nước này liên quan tới cáo buộc tham nhũng từ việc mua gạo từ Việt Nam (cho dù đang trong quá trình điều tra) có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thu mua lúa gạo của Indonesia từ Việt Nam cho đến hết năm 2024, hoặc cho tới khi vụ việc được điều tra làm rõ.

Vụ việc khiếu kiện đang trong quá trình điều tra. Vì vậy, cơ quan thương vụ cho rằng từ vụ việc đáng tiếc này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần thận trọng trong bất cứ giao dịch, phát ngôn, không để ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung.

Đồng thời cần có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, đoàn kết, cùng bảo vệ hình ảnh hạt gạo, ngành lúa gạo nước nhà. 

Trường hợp nếu có sự cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp xuất khẩu, sẽ tạo thuận lợi cho các phe nhóm lợi ích tại Indonesia tận dụng, khai thác, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng chính tới các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Cơ hội tăng xuất khẩu với gạo Việt

Sau thông tin Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15%, nhiều doanh nghiệp tại ĐBSCL cho rằng cơ hội cho gạo Việt giữ giá cao và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 22-5: Bất động sản Hưng Yên lọt top 'nóng' nhất thị trường phía Bắc

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn về bỏ thanh tra bộ, tổng cục, cục, sở, huyện, miễn học phí; Bầu Đức tiếp tục bán công ty con; Tăng ca mắc tay chân miệng ở TP.HCM; 9 tháng, TP.HCM xảy ra 15 ca biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ...

Tin tức sáng 22-5: Bất động sản Hưng Yên lọt top 'nóng' nhất thị trường phía Bắc

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm theo phương thức đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, liên quan nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới.

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar