02/04/2025 09:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xuất khẩu đặc sản Việt qua kênh online

Nhiều sở, ngành và doanh nghiệp đang đẩy mạnh việc xây dựng sản phẩm đặc sản để xuất bán qua kênh thương mại điện tử, trong đó không ít sản phẩm đã được xuất khẩu vào Mỹ, châu Âu và tìm được thêm nhiều khách hàng nhập sỉ nhờ phương thức này.

Xuất khẩu đặc sản Việt qua kênh online - Ảnh 1.

Các hoạt động như livestream, tham gia sàn thương mại điện tử để bán hàng được được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh - Ảnh: N.TRÍ

Tuy vậy, để thành công, nhiều chuyên gia cho rằng cần có nhiều yếu tố như đầu tư chi phí, hàng hóa chất lượng phải ổn định...

Xây thương hiệu, tìm khách sỉ qua online

Là doanh nghiệp hỗ trợ xúc tiến qua nhiều kênh thương mại điện tử (TMĐT), ông Nguyễn Tấn Trung - giám đốc Công ty truyền thông Live Channel - cho biết đang làm việc với sàn Shopee, Amazon và các địa phương như Tây Ninh, Đồng Nai... để xúc tiến đưa hàng lên bán trên các sàn, đặc biệt sản phẩm nông đặc sản.

Trong đó định hướng tăng xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu... thông qua sàn Amazon. "Có 50-60 sản phẩm đặc sản, có chất lượng của Tây Ninh đang được xem xét để chọn lọc, xúc tiến đưa lên sàn TMĐT nếu thuận lợi. 

Đồng Nai cũng là địa phương có nhiều đặc sản đạt chất lượng nên sẽ thêm các sản phẩm nổi bật tham gia", ông Trung thông tin.

Trao đổi với Tuổi Trẻ mới đây, đại diện Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh xác nhận đang đẩy mạnh việc hỗ trợ, xúc tiến để đưa thêm nhiều sản phẩm đặc sản, có thương hiệu của địa phương lên bán online và kỳ vọng xuất khẩu được nhiều hơn qua kênh này.

Theo ông Nguyễn Tấn Trung, thay vì làm riêng lẻ, chương trình dự kiến sẽ xây dựng một gian hàng chung cho các sản phẩm đặc sản trên sàn TMĐT để dễ quản lý, thúc đẩy khâu thương mại. 

Đặc biệt, với chương trình này, đơn vị này sẽ trao đổi với các bên để kỳ vọng có thêm chính sách cho khâu bán hàng như ưu đãi về phí, hoặc hỗ trợ các voucher từ sàn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 30-3, đại diện Amazon Global Selling Việt Nam xác nhận đã và đang làm việc với ngành công thương của nhiều tỉnh, thành trong việc đẩy mạnh khâu xúc tiến, chọn lọc thêm nhiều đặc sản địa phương nhằm đưa lên sàn. 

Theo vị này, hiện nhiều đặc sản, sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như hạt điều, cà phê... đã bán được trên sàn và được khách hàng nhiều nước biết đến.

Tham gia kinh doanh các mặt hàng cà phê chế biến trên sàn Amazon hơn 4 năm qua, ông Nguyễn Ngọc Luận, giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn Cầu (TP.HCM), cho biết hoạt động kinh doanh trên sàn này đang ổn, và ngày càng nhiều khách hàng, thậm chí khách sỉ các nước thông qua sản phẩm trên sàn đã tìm đến nhà máy để nhập.

"Chúng tôi có thêm nhiều khách hàng ở Đức, Mỹ... nhờ việc giới thiệu sản phẩm trên sàn thương mại xuyên quốc gia, và đang định hướng đầu tư thêm để tiếp cận đến nhiều khách", ông Luận nói.

Vẫn còn nhiều thách thức

Không chỉ bán sản phẩm trên nhiều sàn TMĐT trong nước như Shopee hay Lazada, bà Nguyễn Ngọc Gia Khanh - chủ một doanh nghiệp sản xuất hạt điều tại Đồng Phú, Bình Phước - cho biết sản phẩm hạt điều của đơn vị này còn bán trên sàn TMĐT xuyên quốc gia như Alibaba, Amazon và có được hiệu quả ổn.

Theo bà Khanh, dù chi phí nhiều nhưng với khoảng 8 mặt hàng điều rang muối, điều nhân tẩm gia vị các loại, hiện đơn vị đã có nhiều khách lẻ và hàng chục khách nước ngoài nhập sỉ được kết nối nhờ sàn. "Nếu chịu đầu tư và tìm hiểu, đây là kênh xây dựng, xúc tiến thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tốt, giống như hội chợ thu nhỏ mà người bán và người mua ngồi nhà vẫn tìm thấy nhau", bà Khanh nhận định.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Trung cho rằng vẫn không dễ để xuất khẩu đặc sản một cách thuận lợi, đạt hiệu quả cao bằng sàn TMĐT, đặc biệt qua những quốc gia khó tính như Mỹ. Theo ông Trung, Việt Nam có nhiều đặc sản nhưng hầu hết sản xuất ở quy mô nhỏ, bao bì hạn chế, chất lượng thiếu ổn định.

Do đó đơn vị này phải hỗ trợ thêm nhiều, chọn lọc kỹ. "Thực phẩm muốn qua các nước khó tính trước hết phải có bao bì ổn, chất lượng tốt, có được các chứng nhận như ISO, HACCP, và đặc biệt phải có FDA nếu muốn qua Mỹ. Những điều này đối với các đơn vị sản xuất nhỏ là không dễ", ông Trung nhận định.

Trong khi đó ông Nguyễn Ngọc Luận cho rằng việc đưa hàng lên sàn chỉ là cơ bản, điều cần thiết là phải bỏ thêm chi phí để quảng bá đến với nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra việc chọn thị trường, tệp khách hàng để hoạt động thương mại đạt hiệu quả cũng khá cần thiết. 

Theo ông Luận, nếu xuất đi được các thị trường như Mỹ, Nhật trước, thương hiệu được nâng tầm trong mắt người tiêu dùng quốc tế, nên việc xuất đi qua các nước sẽ dễ dàng hơn.

Ông Đặng Ngọc Hân, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tại TP.HCM, cho rằng bán hàng trên mạng, đặc biệt sàn xuyên quốc gia, không đơn thuần là bán để lời, mà còn phải rao, nghĩa là phải tận dụng tốt để xây dựng thương hiệu. 

"Khi có thương hiệu và được thị trường chú trọng, khách hàng, nhà phân phối các nước sẽ tìm đến tận nhà sản xuất để đặt vấn đề nhập hàng. Nếu thuận lợi, chúng ta chỉ yên tâm sản xuất theo yêu cầu, còn phân phối đến các nước đã có họ lo, nhờ vậy sẽ khỏe hơn hẳn", ông nhận định.

Livestream bán hàng đang là "con dao hai lưỡi"

Ông Nguyễn Ngọc Luận khẳng định rằng không thể phủ nhận những hiệu quả khi tiếp cận với việc livestream bán hàng nhưng hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi không ít trường hợp sản phẩm, thậm chí thương hiệu doanh nghiệp lúc đầu rất nổi nhờ livestream nhưng sau đó bị dính phốt, dần mất khỏi thị trường.

"Việc giao phó hết cho các KOL đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp bởi thực tế nhiều KOL livestream bán hàng vì lợi ích cá nhân hoặc không hiểu về sản phẩm, doanh nghiệp dẫn đến những thông tin không đúng hoặc đi ngược lại mong muốn của doanh nghiệp", ông Luận nói và cho biết đây là lý do mà gần đây ông phải tự "đăng đàn" livestream nói thêm về sản phẩm, thương hiệu công ty để khách hàng hiểu, đồng thời đính chính những thông tin chưa chính xác mà các KOL hoặc thị trường đã chia sẻ trước đó.

Theo ông Luận, Nhà nước cần siết lại các hoạt động livestream của các KOL và công chúng không nên quá thần tượng KOL, thay vào đó cần mua sắm có chọn lọc, bởi rất ít khi hàng "ngon bổ nhưng rẻ".

Bán đặc sản Tết 'một chạm'

Vào mùa tiêu dùng Tết cuối năm, các sản phẩm đặc sản vùng miền, đặc biệt là đồ thực phẩm, lại nhộn nhịp với các phiên livestream bán hàng, chốt đơn lên tới cả trăm triệu đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty con của VNSteel không có giấy phép môi trường, sắp phải di dời

Công ty cổ phần Thép Vicasa - VNSteel vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 335 triệu đồng vì các hành vi vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường.

Công ty con của VNSteel không có giấy phép môi trường, sắp phải di dời

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Kết quả các vòng đàm phán vừa qua có dấu hiệu tích cực, hai bên có cơ hội trao đổi, cung cấp, chia sẻ thông tin, hoàn cảnh của nhau.

Thủ tướng: Đàm phán thuế tích cực, cố gắng kết thúc trong thời gian sớm nhất

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Giá gạo tăng kỷ lục giúp gạo Hàn Quốc mở rộng thị trường từ siêu thị tới vali du khách Nhật Bản, mở ra cơ hội xuất khẩu gạo cho Hàn Quốc sau hơn 25 năm.

Hàn Quốc tăng xuất khẩu gạo sang Nhật giữa khủng hoảng giá gạo

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Việt Nam là nước có năng lực sản xuất, và đó là thế mạnh để chúng ta có thể có những đàm phán về thuế đối ứng có lợi với Mỹ. Hãy tin tưởng vào khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam.

Thuế đối ứng của Mỹ: Hãy tin tưởng khả năng đàm phán linh hoạt của Việt Nam

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Các chuyên gia cảnh báo nếu ông Trump thực sự áp thuế 50% lên hàng hóa EU, hậu quả kinh tế sẽ là lạm phát cao, tăng trưởng chậm ở Mỹ, châu Âu rơi vào suy thoái và tăng trưởng toàn cầu sụt giảm.

Ông Trump áp thuế 50% lên EU sẽ là thảm họa với kinh tế Mỹ và châu Âu?

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar