16/02/2024 10:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xuất hiện loại gạo lai mới, chứa thịt bò, bạn có muốn thử?

Các nhà khoa học mô tả đây là loại gạo màu hồng có hàm lượng thịt, gồm cơ và tế bào mỡ của thịt bò.

Loại

Loại "gạo thịt" mới được các nhà khoa học phát triển có màu hồng, được làm từ gạo và tế bào gốc bò được nuôi trong phòng thí nghiệm - Ảnh: Đại học Yonsei

Các nhà khoa học tại Trường đại học Yonsei ở Seoul (Hàn Quốc) đã phát triển một loại thực phẩm lai mới: gạo bổ sung đạm từ thịt nuôi cấy, có thể giúp giải quyết khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Matter, loại ngũ cốc mới này được trồng trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học mô tả đây là loại gạo màu hồng có hàm lượng thịt, gồm cơ và tế bào mỡ của thịt bò.

Giống gạo mới có thể được sử dụng để thay thế thịt với giá thành rẻ hơn và bền vững hơn đối với môi trường, do phát thải carbon thấp.

Bà Park So Hyeon - thành viên của nhóm nghiên cứu - cho biết: "Hãy tưởng tượng, chúng ta có thể có được tất cả các dưỡng chất cần thiết từ gạo chứa protein nuôi cấy tế bào. Gạo vốn đã có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng việc bổ sung tế bào từ vật nuôi có thể tăng hàm lượng dinh dưỡng này".

Các nhà khoa học cho biết hạt gạo được phủ gelatine cá để giúp tế bào thịt bò bám vào gạo và sản phẩm này sau đó được nuôi cấy trong đĩa Petri (loại đĩa được làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo có dạng hình trụ, chuyên được sử dụng để nuôi cấy tế bào) trong tối đa 11 ngày.

Gạo thành phẩm chứa lượng protein nhiều hơn 8% và lượng chất béo nhiều hơn 7% so với gạo thông thường. Hạt gạo cũng cứng và giòn hơn so với gạo tự nhiên.

Theo bà Park So Hyeon, quá trình sản xuất gạo này thải ra lượng khí carbon thấp hơn đáng kể so với phương pháp thông thường do đã loại bỏ nhu cầu chăn nuôi, đặc biệt là đối với những loài động vật tiêu thụ nhiều tài nguyên, nước và thải ra nhiều khí nhà kính.

Cụ thể, việc nuôi trồng loại gạo mới này thải ra chưa tới 6,27kg CO2/100g protein. Trong khi đó, tỉ lệ khí thải đối với quá trình sản xuất thịt bò cao hơn tới 8 lần.

Nếu được thương mại hóa, loại gạo mới sẽ cung cấp sự lựa chọn có giá phải chăng hơn nhiều cho người tiêu dùng ở Hàn Quốc. Loại gạo lai này được ước tính có giá khoảng 2,23 USD/kg, trong khi thịt bò có giá khoảng 15 USD.

Công ty Mỹ xây 10 lò phản ứng sinh học lớn nhất thế giới sản xuất thịt nhân tạo

TTO - Thịt nuôi trong phòng thí nghiệm đang phát triển theo cấp số nhân ở Mỹ, doanh số 1,4 tỉ USD/năm. Công ty thực phẩm Good Meat (Mỹ) bắt đầu xây dựng 10 lò phản ứng sinh học lớn nhất thế giới, tạo ra một loại thịt giống thịt nuôi trang trại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar